Những ngày giáp Tết, không khí tại các bản làng người Thái ở miền núi xứ Thanh lại rộn ràng, hối hả. Mọi công việc đồng áng, nương rẫy được gác lại để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm.
Cũng giống như các dân tộc khác, bánh chưng là món quan trọng nhất của người Thái, tuy nhiên điều đặc biệt nhất của người Thái trắng là ngoài bánh chưng trắng họ còn có bánh chưng đen.
Gạo nếp được trộn đều với tro cây vừng làm sao cho từng hạt gạo trở thành một màu đen óng ánh. Bánh chưng của người Thái trắng được gói thành hình vuông, nhỏ bằng nắm tay, nhân bánh được làm từ đậu xanh và thịt ba chỉ.
Gạo nếp được trộn với tro của cây vừng để làm bánh chưng đen
Nhân bánh chưng có thịt lợn, đậu xanh
Mỗi gia đình thường gói vài chục cái bánh chưng, không những để cúng gia tiên mà còn làm quà biếu tặng cho người thân và khách quý. Trong quan niệm của người Thái, nếu ai đó bóc trúng chiếc bánh chưng đen đầu tiên thì người đó sẽ được may mắn cả năm.
Đối với các gia đình nuôi gia súc, vào sáng mùng 1 Tết, họ thường mang đôi bánh chưng treo vào sừng con trâu với quan niệm tỏ lòng biết ơn con vật đã đồng hành và vất vả cùng việc nông của gia đình.
Cá nướng than là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết của người Thái trắng
Đặc biệt, cá nướng than là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết của người Thái trắng. Những ngày giáp Tết, các gia đình thường tháo ao để bắt cá và mổ lợn, mổ trâu. Cá được mổ sạch, sau đó nướng trên những bếp than thật lớn.
Gia đình nào có nhiều cá nướng và nhiều thịt lợn, thịt trâu để gác bếp ấy là nhà ăn tết to. Mâm cúng là linh hồn trong ngày Tết của người Thái. Những món quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng là gà luộc, thịt lợn luộc, cá nướng và các loại bánh như bánh chưng, bánh rán, bánh mật…
Theo quan niệm của người Thái, người bóc được chiếc bánh chưng đen đầu năm mới sẽ gặp nhiều may mắn
Từ sáng sớm mùng 1 Tết, gia chủ sẽ làm lễ cúng gọi tổ tiên về ăn Tết. Bài cúng thường rất dài, với nội dung kể về tình hình làm ăn sinh sống của gia đình, dòng họ trong năm qua, bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và mời linh hồn tổ tiên về ăn bữa cơm sum họp. Đồng thời, xin được phù hộ sức khỏe và mùa màng cho gia đình trong năm mới.
Bánh mật và một loại bánh được người Thái gọi là "mọoc", món không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên
Con gái Thái đã đi lấy chồng dịp Tết phải mang cỗ xôi, gà luộc đến cúng tổ tiên vào ngày mùng 2 Tết để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ và tổ tiên. Nhảy sạp, ném còn, đánh cồng chiêng và hát khặp là các trò chơi truyền thống mang linh hồn của người Thái. Dù vậy, điều đáng tiếc là những năm gần đây, các phong tục đẹp đẽ này đang dần mai một đi, thay vào đó là những thú vui giải trí của cuộc sống hiện đại.
Cũng giống như đại đa số các dân tộc Việt Nam, với người Thái, Tết là dịp để gia đình sum vầy, dù ai đi đâu về đâu, ngày Tết cũng cố gắng để về sum họp với gia đình. Không khí ngày Tết chính là thời điểm thiêng liêng, quý giá nhất, để những người anh em, họ hàng, bạn bè có dịp gặp gỡ, hàn huyên, gạt bỏ những lắng lo, nỗi buồn thường nhật, tưởng nhớ quá khứ và tin tưởng hi vọng ở tương lai.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy