Tháng 7, thị trường bắt đầu đón chờ kết quả kinh doanh nửa đầu năm của các doanh nghiệp. Hiện một số công ty đầu tiên đã công bố kết quả hoạt động, trong đó có nhiều ngân hàng phát tín hiệu khá tích cực.
Vietcombank và VIB lãi kỷ lục
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - HoSE: VCB)vừa thông báo lợi nhuận trước thuế (LNTT) 6 tháng đầu năm 2019 ở mức 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch, cũng là mức lợi nhuận 6 tháng kỷ lục của ngân hàng này.
Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng được ngân hàng kiểm soát chặt chẽ, thực chất. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng xấp xỉ 180%. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 1.942 tỷ đồng, hoàn thành 55,5% kế hoạch năm 2019. NIM tiếp tục cải thiện lên mức 3,22%, so với năm 2018 là 2,9%.Các chỉ số tài chính của ngân hàng này sáng sủa hơn so với mặt bằng chung của các tổ chức tín dụng. Hệ số NIM tiếp tục được cải thiện từ 2,9% cuối 2018 lên 3,22% vào cuối tháng 6/2019. ROA, ROE đều tăng trưởng, lần lượt đạt 1,62% và 25,2%.
Huy động vốn thị trường 1 tăng 8,4% so với cuối 2018. Dư nợ tín dụng sau 6 tháng tăng 9,7%. Vietcombank tiếp tục có giá trị vốn hóa lớn nhất trong các ngân hàng niêm yết và vươn lên là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống ngân hàng. Kết thúc phiên giao dịch 12/7, cổ phiếu VCB có giá thị trường 73.700 đồng/cp, tương đương với mức vốn hóa 273.344 tỷ đồng (gần 12 tỷ USD).
Bên cạnh Vietcombank, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB) cũng ghi nhận mức LNTT 6 tháng kỷ lục 1.820 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 58% lên 1.456 tỷ đồng.
VIB cùng với Vietcombank là 2 ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II. Tuy nhiên, VIB được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng lên đến 35%, mức cao nhất trong số các ngân hàng thương mại. Tính đến cuối tháng 6, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này đạt 113.387 tỷ đồng, tăng 19% so với hồi đầu năm.
Mặc dù cho vay khách hàng tăng mạnh, nợ xấu tại VIB lại được kiểm soát tốt. Tổng nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 6 là 2.224 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,8% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 2,29% xuống còn 1,8%.
Trên thị trường, cổ phiếu VIB có giai đoạn tăng giá khá trong thời gian vừa qua lên mức 17.700 đồng/cp, tương ứng với giá trị vốn hóa thị trường 13.867 tỷ đồng. Tuy nhiên, thị giá này vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh gần 27.000 đồng/cp hồi tháng 3/2018.
Sacombank, TPBank, ACB... cũng lần lượt báo lãi
Ngân hàng TMCP Sacombank (HoSE: STB) cho biết 6 tháng đầu năm đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.500 tỷ đồng, hoàn thành 55% kế hoạch cả năm và tăng gấp rưỡi cùng kỳ năm 2018.
Trong nửa đầu năm, ngân hàng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 398.000 tỷ đồng. Cho vay đạt hơn 279.000 tỷ đồng, danh mục cho vay được cơ cấu theo hướng giảm cho vay kinh doanh bất động sản, tăng cho vay sản xuất kinh doanh, phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng xanh.
Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,11% xuống 1,96%. Sacombank cho biết đã thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng hơn 11.000 tỷ đồng trong 6 tháng. Lũy kế từ khi triển khai đề án thu hồi nợ đến nay, ngân hàng đã thu hồi được gần 35.700 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HoSE: TPB)ước lãi trước thuế 1.620 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ và tương đương 51% kế hoạch 2019.
Tổng huy động vốn đạt gần 130.000 tỷ đồng, tăng 9%. Dư nợ cho vay đạt 95.400 tỷ đồng, tăng 13%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở khoảng 1,47 %. Ngân hàng tiếp tục định hướng bán lẻ, đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đại diện Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) mới đây cho biết LNTT 6 tháng của ngân hàng ước đạt đạt 3.620 tỷ đồng, thực hiện phần kế hoạch 7.200 tỷ đồng của năm 2019.
Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản ngân hàng đạt 352.000 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng thêm 21.000 tỷ đồng. Cho vay bán lẻ khoảng 130.000 tỷ đồng, chiếm hơn 50% dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu hiện tại của Ngân hàng là 0,7%.
ACB cũng cho biết room tín dụng của ngân hàng đã được cho phép nâng lên từ 13% lên 17%. Tính đến 30/6, ACB tăng trưởng tín dụng đạt 9%, tương đương tăng thêm 20.000 tỷ đồng.
Tại buổi sơ kết 6 tháng ngày 9/7, lãnh đạoNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: CTG) nhận định hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, hiệu quả thu lãi và NIM được cải thiện rõ nét, thu nhập lãi thuần tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng quy mô. Đặc biệt, lãi thuần hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 và các năm trước.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank - UPCoM: KLB) ghi nhận kết quả kém tích cực hơn. LNTT quý II giảm 4% dẫn đến lợi nhuận 6 tháng của ngân hàng đi ngang ở mức 148 tỷ đồng, thực hiện 48% kế hoạch cả năm.
Tính đến cuối quý II, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,3% lên 30.761 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng của nhà băng cũng tăng 5,3% đạt 30.759 tỷ. Tuy nhiên, nợ xấu của KienLongBank lại tăng 28% lên 357 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,14%, tăng so với mức đầu năm chỉ 0,9%.
NIM - thu nhập lãi thuần: là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng,cho biết các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, là chỉ số đo lường mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. |
Theo Người đồng hành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy