6 yếu tố có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thanh khoản của NHTM Việt Nam. Nguồn: internet
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố sau: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nhanh. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.
Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu tại các nền kinh tế và khu vực khác nhau. Lược khảo kết quả các nghiên cứu trước có liên quan như: Corinne Deléchat, Camila Henao, Priscilla Muthoora, Svetlana Vtyurina (2012), Ahmed Arif (2012), Deléchat et al. (2012), Muhammad Farhan Malik & Amir Rafique (2013), Chikoko Laurine (2013, Pavla Vodova (2013), Nigist Melese Laximikantham (2015), Bellay Molla (2017), Vũ Thị Hồng (2012), Trương Quang Thông (2013, Bùi Nguyên Khá (2016)…
Dựa vào các nghiên cứu trên, tác giả lựa chọn việc đánh giá tỷ lệ thanh khoản bằng tài sản có tính thanh khoản chia cho tổng tài sản làm thước đo thanh khoản tại ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của NHTM tại hầu hết các nghiên cứu có thể phân loại thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng và nhóm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (biến độc lập). Cụ thể, nhóm các yếu tố bên trong ngân hàng gồm: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, rủi ro tín dụng, NIM, tỷ lệ tiền gửi, ROE, ROA; Nhóm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế là: tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát của nền kinh tế (INF). Các nghiên cứu được tiến hành vào những thời gian khác nhau, tại các quốc gia khác. Do đó, sự khác biệt về vùng miền và môi trường kinh tế sẽ cho những kết quả nghiên cứu riêng biệt.
Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này kế thừa và phát triển mô hình trước đây bằng việc đưa thêm biến vào là biến hệ số khả năng thanh toán nhanh, đó là biến độc lập và có tác động đến tỷ lệ thanh khoản.
Để xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tổng thể có dạng như sau:
LIQi,t= β0 + β1SIZEi,t+ β2CRERi,t + β3CAPi,t + β4ROEi,t + β5GDPt + β6QRi + εi,t
Trong đó: Biến phụ thuộc LIQi,t: Tỷ lệ thanh khoản ngân hàng i năm t (tài sản có tính thanh khoản/tổng tài sản)
Các biến độc lập:
SIZEi,t: Quy mô ngân hàng i tại thời điểm t (logarit của tổng dư nợ);
CRERi,t: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t (giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng cho vay);
CAPi,t: Tỷ lệ vốn ngân hàng i tại thời điểm t (vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn);
ROEi,t: Khả năng sinh lợi ngân hàng i tại thời điểm t (lợi nhuận sau thuế/tổng vốn chủ sở hữu)
GDPt: Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm t;
QRi,t: Khả năng thanh toán nhanh ngân hàng i tại thời điểm t (tiền và tương đương tiền/nợ ngắn hạn đến hạn trả): Khả năng thanh toán nhanh = tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Giả thuyết nghiên cứu cho từng yếu tố:
H1: Quy mô ngân hàng (SIZEi,t) tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
H2 : Tỷ lệ vốn (CAPi,t) có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
H3: Khả năng sinh lợi (ROEi,t) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thanh khoản.
H4: Rủi ro tín dụng (CRERi,t) (giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ cho vay) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
H5: Tăng trưởng GDPt có tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng.
H6: Khả năng thanh toán nhanh có tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng.
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ 29 NHTMCP trong giai đoạn 2014 - 2018 với các thông số về thống kê được thể hiện ở Bảng 1.
Phân tích tương quan
Phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích cho thấy, mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc LIQ với các biến giải thích theo thứ tự giảm dần từ cao xuống thấp như sau:
- Với RLIQ - QR = 52,1172% lớn nhất, biến QR có mối quan hệ giải thích rất chặt chẽ với biến phụ thuộc. Nghĩa là, tỷ lệ thanh khoản sẽ tăng lên hay giảm xuống thì phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng đó. Chính vì vậy, hệ số R bên trên giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để đưa ra quyết định trong việc chọn lọc biến và giúp cho nhà quản trị có cơ sở đưa ra quyết định quản trị thanh khoản đúng đắn.
- Với RLIQ - SIZE, RLIQ - GDP, RLIQ - CRER, RLIQ - ROE lần lượt bằng 28,8995%; 21,0663%; 15,7700%; và 9,2709%, những thông số này cho thấy các R có giá trị ở mức ổn định. Nghĩa là, các biến độc lập tham gia giải thích cho biến phụ thuộc ở mức độ không cao lắm. Hay nói cách khác, tỷ lệ thanh khoản có khả năng tăng hoặc giảm nếu các biến độc lập này thay đổi nhưng việc tăng giảm ở mức độ vừa phải, chấp nhận được và kiểm soát được; không thể có sự biến động của những biến này làm tỷ lệ thanh khoản tăng vọt hay giảm sâu một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn, nên nhà quản trị ngân hàng có thể yên tâm vì rủi ro chưa cao.
- Cuối cùng, với RLIQ - CAP = 0,3265% thấp nhất trong tất cả các biến, từ đó, biến CAP giải thích yếu nhất so với các biến còn lại. Nghĩa là, mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ vốn ngân hàng có mối quan hệ thấp. Việc tỷ lệ thanh khoản tăng hay giảm thì tỷ lệ vốn của ngân hàng đó cũng không có ảnh hưởng nhiều đến thanh khoản, nếu có cũng ảnh hưởng ở mức tương đối nhỏ. Vì vậy, trong trường hợp này nhà quản trị hầu như yên tâm về vấn đề thanh khoản, nếu xét về tỷ lệ vốn và nhà nghiên cứu phải phân tích kỹ biến này có nên đưa vào mô hình hay là nên loại bỏ để có mô hình mới tốt hơn.
Phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập, mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập với nhau như sau:
- Mối quan hệ giữa biến SIZE với biến ROE có hệ số RSIZE - ROE cao nhất, bằng 56,8358%. Điều này cho thấy, 2 biến này giải thích lẫn nhau, nghĩa là quy mô của ngân hàng có ảnh hưởng lên khả năng sinh lợi hoặc ngược lại.
- Mối quan hệ giữa biến SIZE với biến CAP có hệ số RSIZE - CAP cao nhất, bằng 51,9121%. R nói lên rằng 2 biến này giải thích lẫn nhau, nghĩa là quy mô ngân hàng có ảnh hưởng lên tỷ lệ vốn hoặc ngược lại. Tuy nhiên, cả 2 đều là biến độc lập có chức năng giải thích cho biến phụ thuộc nhưng chúng lại giải thích cho nhau, nên cũng cân nhắc cần phải loại bỏ một trong hai biến để biến còn lại có ý nghĩa cho mô hình.
- Các biến độc lập nhỏ, mức độ tác động lẫn nhau không đáng kể nên không quan tâm đến các biến này. Tuy nhiên, để biết biến nào quan trọng nhất, biến nào giải thích tốt nhất cho biến phụ thuộc hay cần phải loại bỏ biến nào để mô hình tốt hơn thực sự rất khó. Vì vậy, cần chuẩn hóa các hệ số hồi quy để biết được tầm quan trọng tương đối của các biên giải thích trong mô hình.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Biến quy mô ngân hàng SIZEi,t. Biến quy mô ngân hàng có mức tương quan -0,051687 với tỷ lệ thanh khoản ngân hàng, ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy, quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều lên tỷ lệ thanh khoản, nhưng mức tác động không cao. Mối tương quan này chỉ ra rằng, những ngân hàng có quy mô nhỏ thường nắm giữ tỷ lệ thanh khoản cao hơn.
- Biến tỷ lệ vốn CAPt: Tình hình chung của NHTM tại Việt Nam hiện nay: Yếu tố vốn chủ sở hữu ngày càng quan trọng, biến CAPi,t = -0,328174 có sự tương quan ngược chiều khá mạnh đến tỷ lệ thanh khoản, với mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả trên cho thấy, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao là ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản khá thấp...
- Biến tỷ lệ lợi nhuận ROE: Tỷ lệ lợi nhuận ROE có tương quan ngược chiều với tỷ lệ thanh khoản khi có hệ số tương quan -0,029315, ở mức ý nghĩa 5%. Nếu ROE tăng 1 đơn vị, thì tỷ lệ thanh khoản giảm đi 0,029315 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, giai đoạn hậu khủng hoảng là giai đoạn kinh tế đối mặt với nhiều biến động, do đó những ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao vẫn chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao, đồng thời đây cũng là nhóm ngân hàng có chất lượng quản lý tín dụng tốt.
- Biến dự phòng rủi ro tín dụng CRERi,t: Biến CRERi,t = 1,389211 có tác động cùng chiều, với tỷ lệ thanh khoản với mức ý nghĩa thống kê 5%. Khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1 đơn vị, thì tỷ lệ thanh khoản tăng tương ứng là 1,389211 đơn vị trong điều kiện các yếu tố không đổi. Do đó, dự phòng rủi ro tín dụng (giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ cho vay) là yếu tố tác động mạnh và quan trọng hiện nay trong quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam. Khả năng khách hàng không trả được nợ, ngân hàng sẽ gia tăng các khoản nợ khó đòi, gia tăng nợ xấu sẽ tác động tiêu cực đến tình hình thanh khoản của ngân hàng, vì ngân hàng không kịp thu hồi tiền về để thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn hoặc các khoản tiền gửi bị rút đột ngột và ồ ạt. Từ phân tích trên cho thấy, biến này tác động cùng chiều cho thấy có ý nghĩa thống kê.
- Biến tăng trưởng GDP: GDPt tác động ngược chiều khi hệ số tương quan bằng -3,427648 với mức ý nghĩa thống kê 5% và cũng là biến có giá trị tương quan cao nhất trong các biến. Nếu các yếu tố khác không đổi, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ thanh khoản giảm tương ứng 3,427648 đơn vị. Vì vậy, xét trong giai đoạn nghiên cứu thì cần cân nhắc để khẳng định biến này có ý nghĩa tại Việt Nam.
- Biến tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh QR: Kết quả hồi quy cho thấy, khả năng thanh toán nhanh có tương quan cùng chiều với tỷ lệ thanh khoản, hệ số tương quan là 0,604965 và mức ý nghĩa là 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh tăng 1 đơn vị, thì tỷ lệ thanh khoản sẽ tăng 0,604965 đơn vị. Điều này có ý nghĩa thống kê, vì khả năng thanh toán nhanh càng cao tỷ lệ thanh khoản càng tăng.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 yếu tố có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thanh khoản của NHTM Việt Nam, đó là: Quy mô ngân hàng SIZE; Tỷ lệ vốn CAP; Tỷ lệ lợi nhuận ROE; Tỷ lệ dự phòng tín dụng CRER; Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và Khả năng thanh toán nhanh QR. Kết quả này hàm ý rằng, các nhà quản trị NHTM cần quan tâm đến việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm giúp ngân hàng đối phó được khi có rủi ro tín dụng xảy ra, tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng; đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sẽ giúp ngân hàng ứng phó kịp thời chi trả cho các khoản vay hoặc tiền gửi trong ngắn hạn, xoay sở kịp cho trường hợp rút tiền đột ngột với số lượng lớn.
Theo Tạp chí tài chính
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy