Mở màn mùa đại hội cổ đông năm 2015 là Ngân hàng Quốc tế (VIB) và thông tin cổ đông ngân hàng này nhận được là năm nay sẽ không niêm yết vì chưa phải là lúc để phân bổ nguồn lực.
Đây là năm thứ 3 kể từ khi VIB đặt kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung nhưng vẫn không thực hiện và có thể vài năm nữa kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện. Việc bao giờ ngân hàng này niêm yết vẫn còn là dấu hỏi, vì năm nào cũng vậy, lãnh đạo VIB đều đưa ra lý do để hoãn kế hoạch niêm yết sang năm sau, rồi năm sau nữa.
Dự kiến năm nay sẽ không có ngân hàng nào niêm yết trên sàn chứng khoán
1001 lý do… ngân hàng chưa thể niêm yết
Lý do năm nay không thể niêm yết, theo ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB, là việc niêm yết có liên quan đến nhiều góc độ, cần theo dõi công việc.
“Trong khi để niêm yết trên thị trường chứng khoán thì khối lượng công việc thực hiện trước vào sau khi niêm yết là rất lớn đòi hỏi phải có lực lượng lao động có thể đáp ứng được. Việc niêm yết là kế hoạch được VIB xác định là một trong những kế hoạch quan trọng nhưng nhiều mục tiêu khác còn cấp thiết hơn mà VIB phải thực hiện ngay”, ông Vũ nêu lý do.
Ông Vũ cho rằng, mục tiêu cấp thiết và ưu tiên hơn của VIB trong năm nay đó là phát triển thương hiệu, phát triển dịch vụ, mở rộng chi nhánh, phát triển sản phẩm, đảm bảo đạt các mục tiêu kinh doanh đề ra, quản trị rủi ro…
Tuy nhiên, lý do này đã bị nhiều cổ đông phản ứng và cho rằng đây chỉ là ý muốn chủ quan từ lãnh đạo ngân hàng này chứ không phải là do các điều kiện khách quan và có lý do liên quan đến việc minh bạch thông tin của những cổ đông lớn.
Không chỉ VIB, nhiều ngân hàng cũng lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung và treo ở đấy. Techcombank, VPBank, Ngân hàng Phương Đông, HDBank, DongABank… cũng lên kế hoạch niêm yết từ vài năm trước nhưng vẫn chưa lên sàn với lý do khá phong phú như bối cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi, phải ưu tiên cho mục tiêu khác như phát triển thương hiệu, tự tái cơ cấu để kiện toàn hệ thống…
Chẳng hạn, kế hoạch niêm yết đã được HDBank trình cổ đông trong nhiều kỳ ĐHCĐ trước, song lãnh đạo HDBank cho biết, trong 2 năm qua, ngân hàng phải thực hiện kế hoạch nhận sáp nhập DaiA Bank và mua lại Công ty Tài chính SGVF. Không biết, tại ĐHCĐ năm 2015, HDBank sẽ có kế hoạch thế nào về việc niêm yết trên sàn chứng khoán?
Thậm chí, có những ngân hàng còn không có kế hoạch sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán như Maritime Bank. Đại hội cổ đông năm 2012 của MaritimeBank “nóng” lên khi nhiều cổ đông tỏ ra bức xúc vì sự thiếu minh bạch trong thông tin của ngân hàng này và yêu cầu phải có kế hoạch niêm yết trong năm đó.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng này đã thoái thác việc niêm yết vì sợ bị “thâu tóm” như Sacombank. “Khi niêm yết có rất nhiều vấn đề nảy sinh, ví dụ như trường hợp Sacombank là một điển hình rất nguy hiểm, không biết kết quả sẽ đến đâu nên thời điểm nào niêm yết cần phải cân nhắc kỹ”, ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Maritime Bank nói tại ĐHCĐ năm 2012.
Ông Tuấn cũng hứa chắc chắn sẽ niêm yết cổ phiếu để minh bạch hơn. Nhưng bao giờ niêm yết thì vẫn chưa có kế hoạch, nhất là năm 2015 ngân hàng này sẽ lấy lý do hoàn tất thương vụ sáp nhập MDB vào hệ thống để thoái thác. Và có lẽ đến ĐHCĐ năm 2016, cổ đông của MaritimevBank cũng chưa thể bàn đến kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán vì lý do kiện toàn hệ thống sau sáp nhập(!?)
Tuy nhiên, có lẽ sẽ có ngoại lệ với NamABank khi ngân hàng này lên kế hoạch niêm yết trong năm nay để hoàn tất thương vụ “thâu tóm” Eximbank. Dự kiến, ngân hàng sẽ niêm yết vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, đó chỉ mới là kế hoạch, còn nhiều lý do khiến kế hoạch không diễn ra đúng kịch bản nhưng hoàn tất thủ tục, hoàn cảnh thị trường chứng khoán lúc niêm yết…
Cần phải gia hạn cho ngân hàng
Theo lãnh đạo một ngân hàng cổ phần lớn tại Hà Nội, việc các ngân hàng không tự nguyện lên sàn còn có lý do từ những cổ đông lớn ngại minh bạch thông tin đầu tư.
“Có 3 nhóm lý do chính khiến thời gian qua các ngân hàng chưa thể lên sàn: Sự sẵn sàng về độ minh bạch; Tốc độ khắc phục tồn tại yếu kém và quyền lợi của cổ đông (đây là lý do quyết định việc ngân hàng có lên sàn hay không). Nếu xét trên lý thuyết thì lên sàn sẽ giúp các khoản đầu tư của cổ đông minh bạch hơn, nhưng thực tế không phải cổ đông nào cũng mong muốn điều này”, vị này bình luận.
Một chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng việc kêu gọi các ngân hàng tự nguyện niêm yết trên sàn chứng khoán thời điểm này ra rất khó.
“Việc niêm yết lên sàn chứng khoán để quản lý cho tốt Thủ tướng đã yêu cầu rồi, Thống đốc cũng đã có ý kiến. Nhưng nhìn lại năm 2014 xem, có ngân hàng nào lên sàn chưa? Ngân hàng sẽ không lên sàn, nếu nhưng Ngân hàng Nhà nước không có chính sách bắt buộc”, vị này bình luận.
Vị này đưa ra câu chuyện bán nợ xấu cho VAMC làm ví dụ. Khi mới thành lập, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đưa chính sách khuyến khích các ngân hàng bán nợ xấu cho VAMC. Nhưng rồi có mấy ngân hàng tự nguyện đâu.
“Năm 2015, dưới áp lực phải đưa nợ xấu về dưới 3%, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang cơ chế bắt buộc các ngân hàng phải công khai kế hoạch bán nợ xấu cho VAMC và thời hạn bán nợ xấu phải trước ngày 30/9. Hiệu ứng cũng thấy rõ khi báo cáo tài chính của các ngân hàng cũng thể hiện kế hoạch bán nợ xấu năm 2015 cho VAMC. Câu chuyện niêm yết cũng sẽ diễn ra tương tự, nếu như Ngân hàng Nhà nước không chuyển từ hình thức “đôn đốc” hiện nay sang cơ chế bắt buộc”, vị này bình luận.
TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc trường đào tạo nhân lực BIDV, cũng cho rằng với mỗi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần phải ấn định thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung.
“Những ngân hàng đạt được những tiêu chí như minh bạch, công khai thông tin, tái cơ cấu sáp nhập xong thì phải niêm yết ngay. Quan trọng là Ngân hàng Nhà nước phải sát sao việc này”, ông Lực bình luận.
Ông Lực bình luận, cơ chế buộc các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung sẽ giúp cho việc xử lý tình trạng sở hữu chéo được giải quyết nhanh hơn. Bởi những cổ phiếu niêm yết trên sàn sẽ giúp cổ đông của các ngân hàng thoái vốn dễ dàng hơn.
Nên đọc
Theo BizLive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy