Mặc dù tỷ lệ nợ công của Việt Nam xếp hạng khá cao so với các nước trong khu vực, nhưng chúng ta không thể phủ nhận nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ này thông qua kế hoạch tài chính công và đầu tư công trung hạn 2016-2020. Trong bức tranh tài chính công, Việt Nam đã và đang từng bước ghi nhận những điểm tích cực khi tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài đều nằm trong giới hạn cho phép.
Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ nợ công/GDP đã giảm từ mức đỉnh 63.7% xuống 58.4% trong khi nợ chính phủ/GDP được kéo về ngưỡng 50. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế hồi phục và đạt mức 7.1% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2018, quá trình thoái vốn và cổ phần hóa cũng được đẩy mạnh trong giai đoạn kể trên. Hoạt động chi thường xuyên được kiểm soát chặt chẽ hơn khi tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi Ngân sách Nhà nước giảm từ 75% về 68%.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạt sạn và cần cải thiện gồm, (1) Giải ngân vốn đầu tư công chậm làm giảm hiệu quả nguồn vốn huy động, (2) Diễn biến thoái vốn và cổ phần hóa đang tắc nghẽn và (3) Bội chi Ngân sách vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Đi sâu vào cơ cấu nợ công Việt Nam thời điểm 2017, nợ công Việt Nam đạt 61.4% GDP trong đó, nợ Chính phủ chiếm 51.7% GDP, còn lại là nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Với cách tính hiện nay, vấn đề tính thiếu/tính chưa đủ nợ công được nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập vẫn còn đó. Tiêu biểu như các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản hay các khoản nợ tiềm ẩn khác.
Nợ nước ngoài quốc gia/GDP năm 2017 ở mức 48.9% trong đó nợ công nước ngoài chiếm 28.2% GDP và nợ từ khu vực doanh nghiệp đạt 20.8% GDP. So với các nước trong khu vực, quy mô nợ nước ngoài/GDP của Việt Nam cũng ở ngưỡng cao nhưng đây đều là những khoản vay ưu đãi có thời hạn dài và lãi suất thấp trong quá khứ. Điển hình như Malaysia, tỷ lệ nợ nước ngoài/GNI lên tới 70% trong khi các khoản nợ ngắn hạn chiếm 40% tổng quy mô. Với Việt Nam, tỷ lệ nợ ngắn hạn chỉ ở mức 21%. Do đó, rủi ro lên thị trường tài chính trong ngắn và trung hạn sẽ không cao.
Nợ công có thể kéo dài xu hướng giảm trong thời gian tới?
VDS ghi nhận những điểm nghẽn có thể làm gián đoạn xu hướng trên. Cụ thể, về áp lực trả nợ công, trong năm 2020-2021, nghĩa vụ trả nợ sẽ rất cao khi gần 25% nợ công trong nước sẽ đến hạn. Tính cả khoản nợ nước ngoài, nhu cầu vay để trả nợ sẽ lên đến 22 tỷ USD. Trong năm 2020, đỉnh nợ rơi vào tháng 10-11 với khối lượng nợ gốc đáo hạn đạt 2.7 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ.
Trong khi đó, các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh sẽ không dễ giải quyết do nhu cầu huy động vốn và phát triển của ngành năng lượng điện tại Việt Nam. Ngoài ra, nhiều khoản vay bảo lãnh đang bị chôn vốn tại 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương.
Theo FILI
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy