Bởi thực tế ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế, tiến độ tất toán các trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) phát hành, cũng như nhiều khả năng Nghị quyết 42 hay Quyết định 1058/QĐ-TTg được gia hạn đến năm 2025, nên sự hoài nghi với con số của NHNN đưa ra về tình hình nợ xấu hoàn toàn có cơ sở.
Trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, các NHTM thường là nạn nhân sau cùng, khi doanh nghiệp hay người dân mất khả năng thanh toán đúng hạn các nợ đến hạn trong vòng 360 ngày (gọi là nợ nhóm 5). Dịch Covid-19 bùng phát vào cuối quý I, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào quý II.
Do đó, nếu tính theo tiêu chí nợ nhóm 4 hay nợ nhóm 5 phải đợi đến đầu quý IV, hay đầu quý I năm sau để xác định được tỷ lệ nợ xấu. Thêm vào đó, dư nợ cho vay chủ yếu hiện nay là sản xuất kinh doanh và bất động sản. Những lĩnh vực gặp khó khăn nhiều như hàng không, du lịch, nhà hàng khách sạn, khả năng cầm cự sau 3-6 tháng rất khó khăn.
Đối với bất động sản, các dự án gắn liền với du dịch, nghỉ dưỡng hay nhà ở kết hợp trung tâm thương mại, cũng là những khoản vay nhiều khả năng trở thành nợ xấu.
Cách đây 2 tháng, đã có cuộc họp của của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Nếu dựa trên các con số được công bố tại thời điểm đó với tổng nợ xấu 4,43%, nhiều người sẽ nhớ lại thời điểm 2011 các TCTD báo cáo nợ xấu 4,47%, nhưng sau đó NHNN công bố con số gấp 2 lần.
Nghiêm trọng hơn, vào năm 2015 NHNN đã thừa nhận có thời điểm ở năm 2012 nợ xấu lên đến 17,21%. Chính vì nợ xấu đến mức nguy hiểm báo động ở thời điểm đó, Chính phủ phải cấp bách xử lý qua Quyết định 254/QĐ-TTg, rồi Quyết định 843/2013/QĐ-TTg với sự ra đời của VAMC.
Nhưng hệ lụy của của nợ xấu kéo dài, Quốc hội phải ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14, và Chính phủ lại có thêm Đề án 1058 theo Quyết định 1058/QĐ-TTg.
Bề nổi công chúng có thể thấy các trường hợp mua lại NH 0 đồng, và các vụ án lớn có liên quan đã đưa ra xét xử. Nhưng phần chìm vẫn là các khoản nợ xấu còn nằm ở các NH hay ở VAMC.
Với số liệu báo cáo nợ xấu nội bảng của các NH hiện nay dưới 2%, con số thực có lẽ chỉ có các NH biết rõ nhất sức khỏe của mình. Một khi đã cố tình “quét bụi giấu dưới thảm”, các NH có thể dùng thủ thuật đảo nợ, phân loại lại nợ hay chuyển nợ thành dạng tài sản khác, vì hiện nay tiêu chuẩn IFRS 9 vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam.
Nhưng không phải là không có cách để bắt mạch nợ xấu của các NH. Nếu có được báo cáo kinh doanh các quý gần đây và kết quả kinh doanh của năm 2020, có thể tiên lượng nợ xấu của các NH thông qua biến động của thu nhập từ hoạt động cho vay.
Cụ thể, các NH có nợ xấu tăng thường có doanh thu từ tín dụng giảm, mặc dù khoản nợ gốc đã được ngụy trang nhưng phần lãi định kỳ vẫn không trả được, hay các NH có sự thay đổi khác thường trong vay liên NH.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2% cũng là con số khó tin, khi 2019 và 2020 là năm các trái phiếu đặc biệt bởi VAMC đáo hạn sau 5 năm, các NH phải nhận lại các khoản nợ xấu trước đây gửi tạm. Việc xử lý nợ xấu cũng gặp rất nhiều khó khăn, bị vướng ở trình tự thủ tục pháp lý, nên không thể xử lý được qua thủ tục rút gọn như kỳ vọng.
Có lẽ vì vậy TPHCM đã kiến nghị việc thực hiện Nghị quyết 42 được kéo dài đến hết năm 2025.
Một đặc điểm của ngành NH Việt Nam khiến nợ xấu trở nên nghiêm trọng hơn khi có khủng hoảng, là sự chênh lệch về quy mô vốn giữa các các NH: một số ít NH có quy mô vốn lớn, còn đa số quy mô nhỏ và vừa.
Điều này kéo theo mạng lưới vay liên NH, từ đó có khả năng khuếch đại và lan truyền tác động của nợ xấu. Ngoài ra, doanh thu chính của các NH chủ yếu là từ hoạt động tín dụng nên khi bị vướng vào nợ xấu, các NH phải tốn rất nhiều nguồn lực để xử lý.
Hệ thống NH Việt Nam đã có kinh nghiệm xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2012. Các giải pháp truyền thống như phân loại lại nợ để tái cấu trúc, sàng lọc NH yếu kém, củng cố cho họ khỏe để tiếp sức cho cả hệ thống đều có thể hiệu quả, nếu cuộc khủng hoảng nợ xấu khác xảy ra. Tuy nhiên, nguyên nhân của mỗi cuộc khủng hoảng khác nhau.
Tác giả: TS. Võ Đình Trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy