Các khoản chi ngân sách sẽ tập trung cho các biện pháp chống lại đại dịch Covid-19, chi phí an sinh xã hội và chi tiêu quốc phòng. Trong đó, hạng mục chi tiêu chính sách lớn nhất là an sinh xã hội, tăng khoảng 440 tỷ yên lên mức kỷ lục 36,27 nghìn tỷ yên và chiếm hơn một phần ba tổng ngân sách. Nguyên nhân do dân số Nhật Bản tiếp tục già hóa đẩy chi phí y tế và phúc lợi tăng cao.
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN.
Các khoản chi cho quốc phòng sẽ tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay là 5,4 nghìn tỷ yên, cũng là mức tăng trong năm thứ 8 liên tiếp. Điều này cho thấy nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong việc thúc đẩy phát triển công nghệ mới và nâng cao năng lực trong các lĩnh vực an ninh mới như không gian mạng và không gian vũ trụ trong bối cảnh phải đối mặt với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc và mối đe dọa từ chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản sử dụng 5 nghìn tỷ yên làm quỹ dự phòng để ứng phó với Covid-19 trong bối cảnh nguy cơ bùng phát chủng Omicron đang hiện hữu.
Dự kiến, chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio sẽ đệ trình dự thảo ngân sách trên tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội được triệu tập vào ngày 17/1 tới, nhằm mục đích bắt đầu thực thi ngân sách vào cuối tháng 3/2022./.
Tác giả: Hoàng Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy