Về “thủ phủ” đào phai Xuân Du (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024, trong tiết trời giá lạnh, hoa đào nở rộ khoe sắc đỏ thắm, rực rỡ trên những cánh đồng.
Vẻ đẹp tinh khôi của những cánh hoa, báo hiệu một mùa xuân mới đang về khiến lòng người bâng khuâng, rạo rực.
Nông dân phấn khởi, đang bận rộn chuẩn bị đưa đào đi tiêu thụ. Đây là dịp để họ hái ra tiền, bù lại một năm vất vả chăm bón.
Không giấu nổi niềm vui, anh Trịnh Văn Hiệu (SN 1992) chia sẻ: “Hiện nay đa phần các vườn đào đều đã có người đặt mua, thậm chí có vườn đã được đặt mua toàn bộ. Vườn chúng tôi có khoảng 300 gốc đào, nhiều giống được đưa từ Mộc Châu, Sơn La về ghép, hiện thương lái đã đặt mua tới 90%. Doanh thu gần 1 tỷ đồng”.
Việc chăm đào cần nhiều sự cần mẫn, chăm chỉ của người thợ. Để đào nở hoa đúng độ thì phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, đất đai, độ ẩm và thời tiết. Những người trồng đào cần phải nắm rõ được các kỹ thuật cắt tỉa, tính toán thời điểm ra hoa... Đặc biệt, chất đất cũng rất quan trọng, đất trồng được đào thường là đất sỏi, ít chua thì mới giữ được đào tươi, dễ sống và cho hoa đẹp. Và quan trọng nhất vẫn là phụ thuộc vào thời tiết, bởi đây là yếu tố quyết định hoa nở sớm hay muộn, đẹp hay xấu. Thế nên, với những người trồng đào Xuân Du khoảng hơn 1 tháng cận Tết Nguyên đán là thời điểm bận rộn nhất.
Những người trồng đào cho biết, năm nay đào nở đúng vụ, những cành đào có thể ra hoa nhiều đợt, tươi lâu để khách chơi cả tháng Giêng.
Không chỉ có các thương lái thu mua, vận chuyển đào đến các điểm kinh doanh mà vườn đào Xuân Du còn thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan, chụp ảnh, tự lựa chọn từng cây đào để trang trí cho gia đình dịp Tết.
Vợ chồng anh Trần Văn Việt (SN 1986) và chị Bùi Thị Oanh (SN 1991) dựng lều ngay tại vườn để túc trực. Trời giá lạnh, không thể thiếu đống lửa sưởi ấm. Đã có nhiều năm trồng đào, anh Việt cho biết, nghề trồng đào cần có đam mê, chịu khó, bởi công việc cần sự cần mẫn và chăm chỉ. Từ mùng 10/12 âm lịch, vợ chồng anh đã phải có mặt trên đồng để chuẩn bị đất đai, chăm bón cho lứa đào mới. Việc chăm sóc diễn ra quanh năm.
Năm nay, gia đình có hơn 300 gốc đào, với giá trung bình từ 3-7 triệu đồng/cây; với những cây đào cổ thụ thì có giá từ 20-25 triệu đồng/cây. Chị Oanh chăm chút đắp rêu cho một cây đào cổ thụ, vườn của gia đình đã có khách đặt tới 90%, cho doanh thu trên 1 tỷ đồng.
Cây đào cổ thụ, hoa nở rực rỡ này có giá 25 triệu đồng.
Bắt đầu từ đầu tháng Chạp, người dân, thương lái khắp nơi lại đổ về “thủ phủ” đào phai Xuân Du để thăm vườn, đặt mua.
Với 285 ha trồng đào, trên địa bàn xã hiện có hàng nghìn gốc đào cổ thụ, đào thế và các loại đào buông phục vụ người dân chơi tết. Khoảng 20 năm trở lại đây, hầu hết các gia đình trên địa bàn xã Xuân Du đều trồng đào phai, có hộ trồng tới vài ha, hộ ít cũng trồng vài gốc làm cảnh, phục vụ nhu cầu của gia đình. Hàng năm, doanh thu từ đào của xã Xuân Du đạt khoảng 20 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy