Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở gần Melitopol thuộc vùng Zaporizhzhia, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thỏa thuận do Nga và Ukraine ký kết dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 để đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng Biển Đen trong thời gian xảy ra xung đột và đã nhiều lần được gia hạn. Tuy nhiên, phía Nga đã từ chối tham gia thỏa thuận sau ngày 17/7 với lý do những điều kiện liên quan hoạt động xuất khẩu nông sản của nước này trong khuôn khổ thỏa thuận đã không được tuân thủ.
Ukraine là nhà xuất khẩu ngũ cốc và dầu hướng dương hàng đầu thế giới, trong đó có hoạt động xuất khẩu tới các thị trường Trung Đông và châu Phi. Xuất khẩu nông sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ukraine, đóng góp khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trước khi xung đột nổ ra. Các cảng ở Biển Đen là nơi lưu thông khoảng 90% hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu của Ukraine trước xung đột. Thỏa thuận trên đã tạo điều kiện xuất khẩu 33 tỷ tấn sản phẩm nông nghiệp của Ukraine ra nước ngoài trong thời gian qua.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời Kees Huizinga, một nhà nông nghiệp ở miền Trung Ukraine, cho biết tình trạng gián đoạn liên quan xung đột đã khiến anh chịu thiệt hại khoảng từ 3 - 6 triệu USD trong năm 2022 và con số này có thể lên đến 6 triệu USD trong năm 2023. Hiện anh chỉ thu được 100 USD cho 1 tấn lúa mạch, tức là bằng một nửa giá so với mức giá chung ở các nước châu Âu, trong khi giá cước vận chuyển ngày càng đắt đỏ.
Tuyến đường còn lại để đưa các sản phẩm nông nghiệp Ukraine ra nước ngoài là qua sông Danube, chạy dọc biên giới Tây Nam Ukraine và Romania. Tuy nhiên, một số quốc gia láng giềng của Ukraine đã hạn chế nhập khẩu ngũ cốc của nước này vì chịu sức ép từ người nông dân trong nước lo ngại sản phẩm họ làm ra chịu thêm sự cạnh tranh.
Denys Marchuk, Phó Chủ tịch Hội đồng đất đai Ukraine - tổ chức kinh doanh nông nghiệp lớn nhất cả nước - ước tính các cảng ven sông Danube có thể là nơi lưu thông tới 3 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng và đây cũng là tuyến đường duy nhất có thể giúp hoạt động xuất khẩu nông sản Ukraine phát huy tiềm năng hiện có.
Năm 2023, Ukraine ước tính thu hoạch khoảng 44 triệu tấn ngũ cốc, giảm so với mức kỷ lục 86 triệu tấn năm 2021. Nhiều người nông dân tại Ukraine như anh Huizinga mong muốn các bên sẽ sớm tìm ra cách để vận chuyển ngũ cốc ra nước ngoài. LHQ cũng cho biết có một số ý tưởng đang được đưa ra để thảo luận về cách giúp vận chuyển ngũ cốc Ukraine ra các thị trường quốc tế.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy