Tin liên quan
- Đình chỉ phó phòng Bộ Công Thương nhận tiền “lót tay” công khai
- Lộ đề thi công chức: Bộ Công thương hủy kết quả, kỷ luật sếp
- Metro dính nghi án chuyển giá, Bộ Công Thương nói gì?
- Agribank ban hành văn bản cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp
- 701,8 tỷ đồng bồi thường, bảo hiểm nông nghiệp lỗ nặng
Buổi tọa đàm được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vào chiều 6/10 tại Hà Nội.
Theo ông Lê Duy Bình, chuyên gia rà soát độc lập đến từ Công ty cổ phần tư vấn quản lý kinh tế Economica Việt Nam, Tổ liên ngành về rà soát các ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện đã liệt kê được 398 “giấy phép cha”, 2.129 "giấy phép con" và 1.745 "giấy phép cháu".
Ảnh minh họa (nguồn inernet)
Trong đó, có tới 110 ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh với 171 loại giấy phép kinh doanh, có 83 ngành nghề yêu cầu có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với 62 loại giấy chứng nhận và có tới 44 ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề với 53 loại chứng chỉ. Ngoài ra, còn có 345 ngành nghề yêu cầu phải có chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ Công thương là đơn vị xếp thứ nhất trong việc ban hành giấy phép con với 68 điều kiện kinh doanh thuộc những ngành nghề kinh doanh do Bộ này quản lý và ban hành, xếp thứ 2 là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 58 điều kiện kinh doanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tư pháp là 2 bộ ít đặt điều kiện kinh doanh nhất, 2 Bộ này có số điều kiện kinh doanh lần lượt là 4 và 7 điều kiện.
Ông Lê Duy Bình cho hay, các giấy phép này được ban hành rất đa dạng, phong phú, rất nhiều điều kiện khắt khe được đặt ra đối với việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp, thậm chí chỉ một thông tư đã làm thui chột hàng ngàn ý định kinh doanh. Cần chấm dứt tình trạng các Bộ luôn mong muốn chứng tỏ “quyền” của mình với việc kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc khó quản lý thì cấm, thì ra điều kiện, vì đây là biện pháp quản lý dễ nhất nhằm “đẩy khó” cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, việc rà soát đánh giá các ngành, nghề theo hướng giảm ngành, nghề cấm kinh doanh, phân loại giảm bỏ số lượng các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, việc này sẽ giúp cải thiện hình ảnh chất lượng về sự minh bạch và hiệu quả của cơ quan nhà nước và tạo ra môi trường cạnh tranh, cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có chất lượng của nhiều doanh nghiệp ra nhập thì trường.
Cũng theo ông này, bãi bỏ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là cần thiết, và chỉ giữ lại những ngành, nghề thực sự cần thiết phải tiền kiểm và hậu kiểm, điển hình như dịch vụ khám chữa bệnh.
Để làm được điều này, phải chuyển phương thức quản lý bằng điều kiện kinh doanh dưới hình thức phương tiện, nhân lực sang quản lý theo kết quả bằng việc quy định tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, khuyến khích doanh nghiệp, tự xây dựng và áp dụng thực hành sản xuất tốt ISO, GMP.
Kiều Chinh (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy