Bà Ngô Thị Huệ sinh ngày 20/12/1942, tại làng Hương Phát, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Gia đình bà ngày ấy đã là một cơ sở nuôi giấu cán bộ cốt cán của phong trào.
Mỗi hiện vật, hình ảnh được trưng bày tại bảo tàng Công an nhân dân là mỗi câu chuyện đầy cảm động gắn liền với những hy sinh gian khổ, những chiến công huyền thoại của người chiến sĩ tình báo dũng cảm, kiên trung, bí mật, khôn khéo… đánh địch và thắng địch ngay trong lòng địch.
Bà nhớ lại: Vào khoảng năm 1953, bà được gia nhập vào Đội thiếu nhi làm nhiệm vụ cảnh giới và đưa thư từ liên lạc cho cán bộ. Một lần, nhiều đồng chí cán bộ đang tổ chức họp Đảng ở ngay trong nhà. Trong số đó có những đồng chí cốt cán của phong trào như Đào Ngọc Chua, Bùi Đức Thế, Bảy Kình. Bất ngờ địch đến bố ráp. Thấy vậy, bà đã nhanh trí chạy thẳng ra vườn sau tháo tất cả những cổng chuồng trâu để xua trâu chạy toán loạn ra đường. Vừa xua trâu, bà vừa la lớn: “trâu, trâu xổng chuồng ăn lúa”. Nghe vậy, bà con trong làng chạy ra đón trâu, nhân cơ hội đó, một số đồng chí đã chạy thoát, số còn lại nhanh chân nhảy xuống hầm bí mật.
Bà Ngô Thị Huệ bên chồng (nguồn: Internet)
Những ngày đầu tiên trong cuộc đời bà đến với phong trào cách mạng ở quê hương mình cũng là thời điểm kẻ thù thực hiện chính sách tố Cộng và diệt Cộng rầm rộ nhất. Đây cũng là giai đoạn địch thẳng tay đàn áp những người tham gia kháng chiến dữ dội nhất.
Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, ở quê có rất nhiều người thoát ly để tập kết ra Bắc. Từ đó cho đến năm 1975, gia đình bà đã có 5 người thoát ly đi tập kết gồm 3 người anh ruột, một người anh rể, và một người chị dâu. Sau khi rà soát danh sách những người có gia đình đi tập kết, địch đã bắt tất cả những người còn lại của gia đình bà mang đến trụ sở ủy ban xã để đánh đập, tra xét.
Trong thời gian này, bà đã diều tra, nghiên cứu tình hình và quy luật đi lại của những đối tượng chức sắc và ác ôn ở địa phương. Nhận chỉ thị của anh Ba Thế - Đội trưởng Đội công tác huyện ủy Hòa Vang, bà đã bố trí để những trinh sát của Đội thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các đối tượng ác ôn là ấp trưởng, xã trưởng và liên gia trưởng như tên Toán, tên Lai, tên Lý , làm cho địch hết sức hoang mang.
Kỷ vật tình báo
Một số kỷ vật của Anh hùng Ngô Thị Huệ
Một trong những hiện vật đó là hộp phấn trang điểm. Với chiếc hộp phấn này, khi đang đi trên đường, nếu phát hiện địch ở xa, muốn theo dõi chúng, bà thường lấy ra và sử dụng. Một bên đựng phấn hóa trang, một bên đựng gương soi. Đồng chí giả vờ đánh phấn nhưng thực chất là dùng gương để theo dõi bọn địch ở phía sau, xem chúng hành động gì, đồng thời tìm phương án để đối phó lại chúng. Nhờ vậy, công tác hoạt động điệp báo của bà lúc đang đi trên đường luôn luôn được chủ động và đảm bảo an toàn.
Để giữ được bí mật trong công tác hoạt động tình báo bà thường mặc bộ áo dài trong vai nữ sinh viên đi trên đường phố, hoặc là vợ của lính.
Túi xách của Anh hùng Ngô Thị Huệ
Hoàng Hà
(Theo Những kỉ vật lịch sử Công an Nhân dân)
Tin liên quan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy