Bếp gas tại một gia đình ở Manchester (Anh), ngày 17/3/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 26/8, Vương quốc Anh đã công bố mức tăng đáng kể 80% trong hóa đơn điện và khí đốt, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại nước này ngày càng trở nên tồi tệ hơn trước khi bước vào mùa Đông và chính phủ Anh đang chờ đợi một nhà lãnh đạo mới.
Cơ quan quản lý năng lượng Ofgem của Anh cho biết, mức trần giá năng lượng, vốn để áp dụng một mức giá hợp lý cho người tiêu dùng không có thỏa thuận cố định với nhà cung cấp năng lượng, sẽ tăng lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.197 USD)/năm vào tháng 10/2022, từ mức 1.971 bảng Anh/năm hiện tại, do giá khí đốt bán buôn tăng vọt sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Ofgem cho biết: "Sự gia tăng mức trần giá năng lượng phản ánh đà tăng liên tục của giá khí đốt bán buôn toàn cầu, vốn đã tăng ngay khi thế giới mở cửa phong tỏa sau đại dịch COVID-19 và được đẩy lên các mức cao kỷ lục do Nga dần cắt bớt nguồn cung khí đốt cho châu Âu."
Thông tin trên đã gây ra sự phản đối kịch liệt từ các tổ chức xã hội, cho rằng các hộ gia đình phải đối mặt với một trong những "mùa Giáng Sinh ảm đạm nhất" trong nhiều năm, với lạm phát ở Anh đã ở mức hai con số và dự báo sẽ đạt 13% trong những tháng tới do các hóa đơn năng lượng leo thang.
Theo các chuyên gia chống đói nghèo, việc tăng gần gấp đôi mức trần năng lượng sẽ khiến hàng triệu người rơi vào cảnh đói nghèo, buộc phải lựa chọn giữa sưởi ấm hoặc ăn uống.
Nước Anh đang chứng kiến mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1982 và được dự đoán sẽ bước vào suy thoái vào cuối năm nay. Người đứng đầu Ofgem, ông Jonathan Brearley, cho biết thêm: “Chúng tôi biết rằng việc tăng mức giá trần này sẽ có tác động lớn đến các hộ gia đình trên khắp nước Anh và người tiêu dùng sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn.”
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng tại Anh đã chi phối cuộc đua vào vị trí Thủ tướng nước này. Hai ứng cử viên “nặng ký” nhất là ngoại trưởng Anh Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đều đang tranh luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Khí đốt chiếm một phần chính trong nhu cầu sử dụng năng lượng của Anh, với hàng chục triệu ngôi nhà đang phụ thuộc vào các lò hơi chạy bằng khí đốt để sưởi ấm.
Người tiêu dùng, các hộ gia đình và doanh nghiệp, thậm chí cả các nhà cung cấp năng lượng và các chính trị gia đối lập đang kêu gọi chính phủ hành động khẩn cấp để tránh đặt những đối tượng dễ bị tổn thương nhất vào tình cảnh khó khăn cùng cực.
Đại học York ước tính 58% hộ gia đình ở Vương quốc Anh có nguy cơ rơi vào đói nghèo trong năm tới. Cuộc khủng hoảng được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn từ tháng 1/2023, khi các hóa đơn năng lượng trung bình có thể lên tới 5.000 bảng Anh/năm.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Boris Johnson tuyên bố sẽ để các quyết định tài chính quan trọng cho người kế nhiệm, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 5/9 tới./.
Tác giả: Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Cơ sở bán điều hoà ống gió giá hời
- Máy phát điện công nghiệp https://www.mayphatdiencongnghiep.info/
- dàn lạnh vrv
- Biomass là gì
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy