Theo đó, ngày 28/6, HoSE đưa cổ phiếu OGC từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tới ngày 31/12/2021 là âm 2.726,4 tỷ đồng.
Ocean Group cho biết từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Tuy nhiên, Công ty đã và đang thực hiện việc tái cơ cấu tài chính một số khoản đầu tư, phương án tài chính để xử lý các khoản công nợ phải thu khó đòi tồn tại trong nhiều năm qua và thực hiện các phương án khác để duy trì, từng bước khôi phục và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tập trung vào các mảng sản xuất kinh doanh chính, thực hiện việc tái cơ cấu toàn diện các khoản đầu tư, tài sản hiện có và có phương án tái khởi động cho các dự án bất động sản. Từ đó, tạo ra lợi nhuận trong các năm tiếp theo và từng bước giảm các khoản lỗ lũy kế.
Cuối năm 2021, lỗ lũy kế Ocean Group lên tới 2.726,4 tỷ đồng và bằng 90,88% vốn điều lệ
Xét về hoạt động kinh doanh, trong năm 2021, Ocean Group ghi nhận doanh thu giảm 54,7% so với kỳ về 409,28 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 280 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 240,96 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 380,3 tỷ đồng so với cùng kỳ, về âm 1,74 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 92,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 262,8 tỷ đồng về 21,43 tỷ đồng.
Chi phí tài chính giảm gần 40 tỷ đồng, về âm 0,04 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 50,7%, tương ứng giảm 79,4 tỷ đồng về 77,13 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 19,9%, tương ứng tăng thêm 48,15 tỷ đồng lên 289,88 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Với việc ghi nhận lỗ của công ty mẹ là 75,97 tỷ đồng trong năm 2021, Công ty nâng lỗ luỹ kế từ 2.650,4 tỷ đồng lên 2.726,4 tỷ đồng và bằng 90,88% vốn điều lệ.
Ngoài ra, xét về dòng tiền, trong năm 2021, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 109,9 tỷ đồng (so với cùng kỳ dương 41,9 tỷ đồng). Thêm nữa, dòng tiền đầu tư âm 28,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 20 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, trong năm, Công ty tăng vay nợ bù đắp dòng tiền kinh doanh âm.
Được biết, dòng tiền kinh doanh chính năm 2021 âm 109,9 tỷ đồng là giá trị âm kỷ lục từ năm 2016 tới nay.
Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của Ocean Group giảm 22% so với đầu năm về 2.932,8 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 700,8 tỷ đồng, chiếm 23,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 503,3 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 481,5 tỷ đồng, chiếm 16,4% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác đạt 414,3 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng tài sản và các tài sản khác.
Ngoài ra, tính tới 31/12/2021, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 13% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 20 tỷ đồng lên 173,3 tỷ đồng và chiếm 5,9% tổng nguồn vốn.
Kiểm toán nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục
Kiểm toán lưu ý tính đến cuối năm công ty lỗ lũy kế 2.726 tỷ đồng, tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Ocean Group lý giải thời gian qua, công ty mẹ và các đơn vị thành viên thực hiện tái cơ cấu các khoản đầu tư cổ phiếu, dự án bất động sản cũng như tích cực thu hồi/bán các khoản công nợ phải thu.
Tiếp đó, kiểm toán lưu ý người đọc liên quan đến một số khoản công nợ công ty muốn chuyển theo dõi ngoại bảng từ năm tài chính kết thúc 31/12/2021 và các năm sau, cũng như quy trình lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản liên quan xử lý.
Ocean Group cho biết đã thực hiện thủ tục chào bán công khai một số khoản nợ phải thu khó đòi giá trị gốc khoảng 1.072 tỷ đồng với giá khởi điểm bằng 10% giá trị nợ gốc, nhưng không có đối tác quan tâm mua tại thời điểm mở chào bán là ngày 4/6.
Công ty đã lấy ý kiến cổ đông và được thông qua phương án xử lý khoản nợ phải thu khó đòi đã trích lập 100% với tổng số tiền 2.553 tỷ đồng. Khoản công nợ này được theo dõi tại tài khoản ngoại bảng trên báo cáo tài chính, không ảnh hưởng đến việc thu hồi công nợ và quyền lợi của Công ty.
Ban lãnh đạo khẳng định, quy trình lấy ý kiến cổ đông và nội dung nghị quyết nêu trên được thực hiện trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối đa cho cổ đông.
Cuối cùng, kiểm toán lưu ý thêm việc Dự án khách Sài Gòn Airport tại quận Tân Bình, TP. HCM đang được thế chấp để bảo lãnh cho các khoản vay của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long, Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang và Công ty cổ phần One Capital Hospitality ký hợp đồng bán các khoản nợ phải thu khó đòi và khoản nợ tiềm tàng.
Ocean Group công bố theo bản án mới nhất của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, Pegasus Thăng Long có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi tạm ký cho chủ nợ mới. Do đó, OCH đã ghi nhận các khoản dự phòng tương ứng.
Trong năm 2022, Sao Hôm Nha Trang (công ty con của OCH) đã đồng thuận bán các khoản nợ phải thu khó đòi được xác định là khó có khả năng thu hồi và thực hiện trích lập dự phòng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/7, cổ phiếu OGC giảm 300 đồng về 12.600 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy