Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (mã chứng khoán TLG), doanh nghiệp sở hữu thương hiệu văn phòng phẩm cùng tên, vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021. Theo đó, công ty dự kiến trình kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng, lãi sau thuế 280 tỷ, chia cổ tức tỷ lệ 20%/mệnh giá.
Mục tiêu được Thiên Long xây dựng dựa trên giả định kịch bản học sinh đi học ổn định, thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường. Nếu diễn biến dịch bệnh trở nên khó lường, kế hoạch của công ty sẽ thay đổi.
Kết thúc quý I/2021, TLG ghi nhận doanh thu thuần đạt được 680 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 85 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 20 tỷ.
Các chỉ số tài chính khác của công ty cũng được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lãi gộp đạt 42% so với mức 29% cùng kỳ năm trước, do thay đổi cơ cấu phân phối hàng đối với các sản phẩm có biên lợi nhuận thấp và đẩy mạnh bán các nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao.
TLG cũng cho biết đã thực hiện đồng loạt các giải pháp khi chuyển đổi phương thức kinh doanh, cơ cấu lại kênh bán hàng, kiểm soát tốt các chi phí. Tỷ lệ chi phí/doanh thu thuần duy trì ở mức 27% so với tỷ lệ 35% cùng kỳ, trong đó chi phí bán hàng chỉ tăng 18% và chi phí quản lý tương đương so với cùng kỳ.
Trong năm nay, TLG cho biết sẽ tập trung phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng mới của từng nhóm đối tượng khách hàng để hỗ trợ tích cực cho việc phát triển các kênh bán hàng mới và tăng doanh số trên toàn hệ thống.
Tiếp tục đi sâu vào việc phân phối cho hệ thống bán lẻ thông qua việc phát triển điểm bán và tăng cường chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng; phát triển hình ảnh thương hiệu, nhãn hàng và đẩy mạnh việc hỗ trợ trên kênh bán hàng thông qua các hoạt động bảng hiệu, hộp đèn, quầy kệ, vật phẩm trưng bày, các chương trình cho hệ thống kinh doanh và người tiêu dùng cuối cùng.
Ngoài ra, cần phát triển bán hàng trên kênh thương mại điện tử, bao gồm trang thương mại điện tử FlexOffice.com và các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Shopee, Tiki, Sendo, Lazada và đẩy mạnh việc bán hàng trên kênh B2B doanh nghiệp và B2B trường học.
Đối với thị trường nước ngoài, chủ thương hiệu bút bi Thiên Long sẽ củng cố và phát triển thương hiệu tại các thị trường Đông Nam Á như Philippines, Myanmar, Thái Lan và Indonesia. Đồng thời, thu hút người dùng mới bằng cách phát triển các sản phẩm mới dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng và tập trung phát triển khách hàng, đơn hàng OEM.
Trước tình hình giá nguyên vật liệu hóa chất, bột màu ngày càng tăng cao, bộ phận công nghệ hóa Thiên Long cần tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế và dự phòng nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo giá thành và nhất là luôn đảm bảo việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của châu Âu và châu Mỹ cho các sản phẩm.
Tập đoàn Thiên Long, tiền thân là cơ sở Bút bi Thiên Long thành lập năm 1981. Thương hiệu này hiện giữ vị trí số 1 trên thị trường Việt Nam và đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp đứng đầu Đông Nam Á và nhóm đầu châu Á trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm.
Tác giả: Văn Hưng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy