Tin liên quan
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi và Hóc Môn sau kỳ họp Quốc hội ngày 24/11, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho biết thành phố là đầu tàu kinh tế, được Trung ương hết sức quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt. Tuy nhiên, hướng ngân sách 2017 - 2020 hết sức khó khăn.
"Chúng ta chia sẻ với khó khăn đó, không chỉ TP HCM mà các địa phương thu ngân sách lớn khác đều có sự cắt giảm trong tỷ lệ điều tiết. Tất nhiên, số tuyệt đối trên tỷ lệ phần trăm của thành phố là rất lớn", ông Thăng nói và cho biết việc cắt giảm tỷ lệ ngân sách được giữ lại từ 23% xuống còn 18% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của thành phố.
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trả lời thắc mắc của cử tri huyện Củ Chi. Ảnh: Thiên Ngôn
Tuy nhiên, người đứng đầu Thành ủy TP HCM cho biết thành phố sẽ khắc phục khó khăn này bằng cách đẩy mạnh xã hội hóa, kêu gọi các nguồn vốn trong và ngoài nước, trong nhân dân, thực hiện các hình thức xã hội hóa như BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao)... Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị công lập như bệnh viện, trường học, dịch vụ công.
"Những gì mà doanh nghiệp làm được, xã hội làm được thì dứt khoát chính quyền phải tạo điều kiện cho họ làm. Nhà nước không làm mà chỉ kiểm tra, kiểm soát theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Từ đó sẽ dành thêm các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng để TP HCM phấn đấu trở thành nơi có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình", Bí thư Thành ủy TP HCM khẳng định.
Liên quan đến việc ô nhiễm mùi hôi từ bãi rác Đa Phước, ông Thăng cho biết khu xử lý rác này đã được đầu tư xây dựng gần 10 năm về trước. Theo hợp đồng, thành phố phải phân loại rác để có phần tái chế, còn lại là chôn lấp. Tuy nhiên, thành phố không thực hiện phân loại rác tại nguồn. Do đó, phần lớn lượng rác được tiến hành chôn lấp.
"Thành phố đang quyết liệt kêu gọi đầu tư xây dựng bãi rác tại Long An, sau khi đóng bãi rác Đa Phước thì rác chuyển về đó. Thành phố cũng đang kêu gọi đầu tư cải tiến công nghệ để hạn chế chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế chất thải. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát vấn đề xử lý rác thải để không phát tán mùi hôi gây ô nhiễm đến cuộc sống người dân như vừa qua", ông Thăng khẳng định.
Trước đó, cử tri Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ sự lo lắng với các đại biểu Quốc hội về nguồn vốn để phát triển kinh tế, xã hội thành phố trong bối cảnh ngân sách TP HCM được giữ lại bị cắt giảm từ 23% xuống còn 18%.
"Khi tỷ lệ ngân sách điều tiết cho thành phố giảm như vậy thì liệu những công trình, dự án thực hiện năm 2017 có ảnh hưởng gì không, nhất là các dự án giao thông, chống ngập mà TP HCM đã chuẩn bị kế hoạch để triển khai?", ông Lâm băn khoăn.
Còn cử tri Nguyễn Văn Dũng phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Lượng rác thải mỗi ngày của thành phố là rất lớn, có thể tái chế nhưng hiện nay phần lớn được chôn lấp và gây ô nhiễm môi trường, đơn cử như bãi rác Đa Phước gây mùi hôi cho khu Nam Sài Gòn vừa qua. "Tiền thuê Đa Phước xử lý thì có thể dùng để tăng giá mua rác cho người đi lượm để làm lợi cho ngân sách quốc gia hơn", ông Dũng nói.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy