Sau khi điều chỉnh, lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 6,4%/nằm - ngang mức lãi suất tại các ngân hàng lớn trong nhóm "Big 4".
Ở các kỳ hạn 6 và 9 tháng của BIDV, lãi suất ở mức 4,7%/năm và 4,8%/năm, thấp hơn 5% so với trần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra. Còn kỳ hạn 1 tháng lãi suất ở mức 4,1%/năm, 3 tháng ở mức 4,4%/năm.
Trước đó, ngày 27/9, 3 "ông lớn" Vietcombank, Agribank, Vietinbank đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi. Cụ thể, kỳ hạn dưới 6 tháng là 4,4% so với mức trần 5%, kỳ hạn 1 năm là 6,4%. Trong khi đó, một số NHTM khác đưa lãi suất kịch mức giới hạn của NHNN.
Ngân hàng Nhà nước hôm 23/9 đưa ra hàng loạt mức lãi suất, trong đó lãi suất tiền gửi được giới hạn tối đa đối với các kỳ hạn từ 1-6 tháng từ 4% lên 5%, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0,2% lên 0,5% và môt số lãi suất khác.
Tỷ trọng tiền gửi của nhóm "Big 4" chiếm 45% toàn hệ thống
Ở nhóm cổ phần ngoài quốc doanh, một số ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi vượt 8%/năm. Đơn cử như ngân hàng số Cake by VPBank với hạn mức 12 tháng được niêm yết lãi suất lên 7,7%/năm và nâng theo bậc thang nếu khách hàng gửi trên 300 triệu đồng.
Tại nhóm các ngân hàng thuộc quy mô tài sản nhỏ như DongA Bank thông báo mức tăng lãi suất huy động cao với kỳ hạn 13 tháng lên 7,6%/năm. Nếu khách hàng gửi trên 1 tỷ đồng, DongA Bank còn cộng thêm 0,19%/năm. Đáng chú ý, ngân hàng này còn đưa ra mức lãi suất đến 8,1%/năm nếu tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Còn VietA Bank đưa ra mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 15 tháng lên đến 7,8%/năm. CBBank tăng lên 7,5%/năm đối với kỳ hạn 13 tháng.
Với quy mô tài sản thuộc nhóm trung bình như HDBank, Sacombank, VIB, SHB lãi suất huy động chạm mức 7%/năm, thậm chí vượt mức này.
Nhóm quy mô tài sản top đầu Techcombank, VPBank, SHB,... với lãi suất tăng lên trên 7%/năm. Trong đó, Techcombank lãi suất dao động từ 6,5 - 6,9%/năm, VPBank vượt mức lãi suất lên tới 7,7%/năm.
Như vậy, sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành, mặt bằng chung lãi suất mới đã được thiết lập, cho thấy với nhóm NHTM có nguồn gốc quốc doanh (Big 4) ở mức thấp hơn ngân hàng tư nhân.
Điều này có nghĩa mặt bằng lãi suất chung đã cao hơn sau khi NHNN đưa mức lãi suất mới.Tuy nhiên mức lãi suất không cao quá và được kiểm soát bởi 4 ngân hàng mới trên.
Nhóm Big 4 chiếm tỷ trọng huy động vốn lớn, trong đó, BIDV khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, Vietcombank và Vietinbank khoảng 1,2 triệu tỷ đồng chiếm khoảng 45% thị phần tiền gửi của toàn hệ thống. Với tỷ trọng tiền gửi như vậy, mặt bằng lãi suất sẽ được quyết định nhiều hơn bởi nhóm này.
Như vậy, toàn hệ thống ngân hàng đã tăng hầu hết thêm 100 điểm nhưng chưa phải ở mức quá cao. Hơn thế, NHNN thắt tín dụng, đặt trần 14% và dư địa cho vay còn ít nên ảnh hưởng tới lãi suất cho vay đầu ra có thể không nhiều.
Có thể thấy, đây là chính sách tiền tệ khá linh hoạt của NHNN, góp phần kiểm soát lạm phát và tỷ giá, nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế.
Tác giả: Ngọc Cương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chung cư The paris Vinhomes ocean park
- Mở bán Chung cư Ruby park Phúc Lợi
- Mua bán Opal Skyline bình dương
- Mua bán Eaton Park Quận 2
- giá bán shophouse K.Home New City Kim Oanh
- Thông tin Vinhomes Đan Phượng Wonder Park
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy