Theo đó, Eximbank vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Quang Thông thành viên HĐQT - giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 - 2020) từ ngày hôm nay (28/2).
Ông Nguyễn Quang Thông sinh năm 1963, quê ở Rạch Giá, Kiên Giang, là cử nhân Kinh tế.
Hiện, ngoài chức vụ nêu trên, ông còn đương nhiệm chức Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản E Xim (EXIMLAND), Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Long (VDFM), Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Vinatec ITC, thành viên HĐQT CTCP Bảo hiểm Nhà Rồng.
Ông Nguyễn Quang Thông, tân Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Câu chuyện về nhân sự cấp cao của Eximbank lâu nay vẫn là vấn đề "nóng". Ghế nóng của ngân hàng này cũng liên tục thay đổi trong năm vừa qua, kể từ khi ông Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch Eximbank kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4/2015. Sau đó, ông Lê Minh Quốc được bầu vào vị trí "ghế nóng" Eximbank.
Thêm vào đó, câu chuyện giữa Eximbank - Nam A Bank luôn được nhiều người quan tâm khi bà Lương Cẩm Tú, cựu Tổng giám đốc Nam A Bank - người đại diện phần vốn Nam A Bank tại Eximbank - sau một thời gian tham gia HĐQT Eximbank được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này ngày 22/3/2019.
Tuy nhiên, ông Lê Minh Quốc không đồng ý với quyết định để bà Tú làm Chủ tịch. Ông Quốc cũng ngay lập tức gửi đơn kiện lên tòa án và đến ngày 27/3/2019, Tòa án nhân dân TP HCM đã ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc HĐQT Eximbank phải dừng thực hiện Nghị quyết về việc bầu bà Tú làm Chủ tịch HĐQT Eximbank cho đến khi giải quyết xong vụ việc.
Giữa lúc mâu thuẫn các nhóm cổ đông lớn ngày càng lớn, cuộc họp ĐHCĐ thường niên ngày 26/4/2019 của Eximbank phải hoãn lại vì chỉ có hơn 57% số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự, không đủ số lượng theo quy định.
Từ cuối tháng 3 - 5/2019, "ghế nóng" Eximbank đã lần lượt trong tay ông Lê Minh Quốc, bà Lương Thị Cẩm Tú, rồi lại trở về tay ông Quốc và hiện tại đến ông Cao Xuân Ninh.
Đến ngày 26/6/2019, ông Cao Xuân Ninh bất ngờ có đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Eximbank. Tuy nhiên sau đó đơn từ nhiệm của ông Ninh không được HĐQT thông qua.
Về hoạt động kinh doanh, Eximbank ghi nhận khoản lỗ gần 8 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm .
Dù vậy, lũy kế cả năm 2019, LNTT của Eximbank vẫn đạt 1.095 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Đáng chú ý rằng, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính là tín dụng lại tăng trưởng rất thấp: thu nhập lãi thuần chỉ tăng vỏn vẹn 13 tỷ đồng lên 3,220 tỷ.
Động lực tăng trưởng chính của Eximbank năm 2019 vẫn là từ nguồn thu ngoài tín dụng (dịch vụ, mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối). Đồng thời, ngân hàng giảm chi phí hoạt động (giảm 6,9% xuống 2.700 tỷ, giảm nhẹ chi phí dự phòng 4,6% xuống 690 tỷ.
Cuối năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng là 167.538 tỷ đồng, tăng 9,8% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,9% đạt 113.255 tỷ, huy động tiền gửi khách hàng tăng 17,3% đạt 139.278 tỷ đồng. Nợ xấu nội bảng tại ngày 31/12/2019 là 1.933 tỷ, tăng 12 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 1,84% xuống còn 1,7%.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy