Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
Vào năm 2002, hai năm sau khi ông Putin lên nắm quyền tổng thống Nga, chính phủ Nga đã phát động chiến dịch chống khủng bố ở khu vực Cộng hòa Chechnya thuộc Nga. Theo Sputnik, sau sự sụp đổ của Liên Xô, một số nhóm khủng bố và ly khai đã xuất hiện ở khu vực này, đe dọa tới cuộc sống của dân thường. Vì vậy, Moscow đã thực hiện chiến dịch chống khủng bố nhằm gìn giữ ổn định và trật tự trong khu vực.
Vào thời điểm đó, các phần tử cực đoan đã “điên cuồng” trả đũa chính quyền Moscow bằng hàng loạt những vụ tấn công khủng bố ở các thành phố lớn trên khắp nước Nga. Sputnik nhận định, vấn đề Chechnya là một trong những thách thức lớn nhất mà ông Putin phải vượt qua trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên.
Một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất là vụ bắt cóc con tin ở nhà hát Dubrovka, Moscow vào năm 2002. Nhóm ly khai gồm 42 kẻ khủng bố đã bắt giữ hơn 900 con tin trong 2 ngày rưỡi và đòi lực lượng Nga phải rút ra khỏi Cộng hòa Chechnya. Để gây áp lực với lực lượng an ninh, các phần tử khủng bố thậm chí còn đe dọa cứ 1 tay súng ngã xuống, chúng sẽ giết hại 10 con tin vô tội.
Trong phim tài liệu "PUTIN", Tổng thống Putin cho biết những kẻ khủng bố này không có kế hoạch thả các con tin mà chúng giam giữ. “Kế hoạch của chúng là đưa các con tin ra Quảng trường Đỏ, bắn chết họ và ném xác họ trên đường phố trong một âm mưu nhằm gây áp lực đối với chính phủ và cơ quan an ninh Nga. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”.
Trước khi hoạt động giải cứu diễn ra, đặc vụ Nga đã bơm một loại khí gây mê vào trong nhà hát. Tuy nhiên, theo ông Putin, loại khí này chưa phát huy tác dụng trước khi lực lượng Nga quyết định ập vào nơi các con tin bị giam giữ.
“Những kẻ khủng bố dự kiến hành quyết các con tin vào sáng hôm sau. Chờ đợi là điều không tưởng”, ông Putin lý giải lý do ông quyết định phát động tấn công.
Ông Putin đã yêu cầu người đứng đầu Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) thực hiện cuộc tấn công. “Không một ai ngoài tôi có thể đưa ra quyết định như vậy”, ông Putin nói. Theo Sputnik, vào thời điểm lực lượng FSB tiến vào nhà hát, khí gây mê đã hoạt động.
Dù tất cả nhóm khủng bố đã bị tiêu diệt nhưng 130 con tin đã thiệt mạng trong thảm kịch khủng bố này. Ông Putin cho rằng một số người không may mắn thiệt mạng, không phải là do vụ đụng độ bằng súng và cũng không phải do khí gây mê. Vào thời điểm đó, do tình trạng quá hỗn loạn bên trong nhà hát nên các đặc nhiệm không thể tiêm thuốc cho hết toàn bộ các con tin, như có con tin đã được tiêm tới 2-3 mũi thuốc, nhưng có người đã không được tiêm mũi nào. Ông Putin cho biết dù sau đó Nga đã tiến hành điều tra cẩn thận nhưng rất khó để quy tội và trừng phạt các đặc nhiệm do họ đã “đánh cược” cả mạng sống để giải cứu cho gần 1.000 con tin.
“Tôi chắc chắn rằng nếu không hành động thì con số thiệt mạng sẽ nhiều hơn thế”, ông Putin nói.
"PUTIN" là bộ phim tài liệu mới nhất về Tổng thống Putin, người đang tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 4. Trong thời lượng 2 giờ đồng hồ của bộ phim, ông Putin đã chia sẻ về gia đình, những sự kiện quan trọng trong suốt những năm chèo lái nước Nga cũng như các quan điểm và đức tin của ông. Các nhân vật chính trị của Nga và nước ngoài, những người nắm rõ về con đường sự nghiệp của ông Putin, cũng chia sẻ những quan điểm đa dạng về ông.
Theo Dân Trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy