Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra (Iraq). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu thô bất chấp sức ép của Mỹ và các quốc gia thiêu thụ dầu mỏ lớn khác kêu gọi tăng mạnh sản lượng nhằm hạ nhiệt giá dầu trên thế giới.
Trong một tuyên bố, OPEC cho biết đã cùng với các đối tác tái khẳng định “quyết định điều chỉnh tăng tổng sản lượng (dầu thô) mỗi tháng thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 12/2021.”
Tháng 4 năm ngoái, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, OPEC+ đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày và sẽ khôi phục dần nguồn cung cho đến tháng 4/2022.
Quyết định này đã cho thấy hiệu quả, theo đó đẩy giá dầu đã tăng lên mức 86 USD/thùng - mức cao nhất trong 3 năm qua - trong bối cảnh nhu cầu phục hồi khi các biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm chống dịch COVID-19 và OPEC+ dần tăng sản lượng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tuần trước đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ lớn của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tăng cường công suất dự phòng để đảm bảo sự phục hồi vững chắc hơn của nền kinh tế toàn cầu.
Tuyên bố của ông là một phần trong nỗ lực của Nhà Trắng nhằm gây áp lực buộc OPEC và các đồng minh tăng nguồn cung dầu mỏ.
Tác giả: Phương Oanh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy