Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 51,58 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng 4. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 27,26 tỷ USD, nhập khẩu 24,32 tỷ USD.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 440,09 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 229,79 tỷ USD, tăng 5% và nhập khẩu đạt 210,3 tỷ USD, tăng 0,3%.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 10 thặng dư 2,94 tỷ USD. Tính từ đầu năm, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 19,5 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 10 thặng dư 2,94 tỷ USD. Ảnh: Việt Hùng.
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 91,24 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019 và là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 tháng đầu năm nay. Với Mỹ, Việt Nam xuất khẩu 62,36 tỷ USD và nhập khẩu 11,43 tỷ USD hàng hóa.Trong 10 tháng đầu năm, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 282,49 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng cao nhất (64,2%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Cụ thể, trị giá xuất khẩu là 113,31 tỷ USD, tăng 1% và trị giá nhập khẩu là 169,18 tỷ USD, tăng 0,6%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu là 52,69 tỷ USD, giảm 3,9%; với châu Đại Dương là 8 tỷ USD, tăng 0,1% và với châu Phi là 5,67 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với xuất khẩu, những nhóm hàng có mức tăng cao trong 10 tháng là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,33 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 6,39 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,21 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 709 triệu USD; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 590 triệu USD.
Bên cạnh đó, có một số nhóm hàng giảm mạnh như hàng dệt may giảm 2,56 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,85 tỷ USD; giày dép các loại giảm 1,31 tỷ USD.
Về nhập khẩu, những nhóm hàng có mức tăng cao trong 10 tháng là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,61 tỷ USD; sản phẩm từ chất dẻo tăng 513 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 436 triệu USD.
Với mặt hàng ôtô nguyên chiếc các loại, trong tháng 10 lượng nhập về đạt 13.650 chiếc, tăng 7,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10, Việt Nam nhập khẩu hơn 80.100 chiếc, giảm 33,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng nhập về chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, chiếm tới 84% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 38.800 chiếc, giảm 43% và từ Indonesia là 28.900 chiếc, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019.
- 1. Vĩnh Phúc: Cưỡng chế, thu hồi đất thực hiện dự án Công viên Vĩnh Yên
- 2. Tăng trưởng quá 'nóng', BĐS nghỉ dưỡng nguy cơ 'khủng hoảng thừa'
- 3. Chủ tịch HoREA: Những giải pháp gỡ vướng để tăng tốc phát triển nhà ở xã hội
- 4. Bình Thuận huỷ biên bản giao đất dự án mà Bộ Công an đang điều tra
- 5. Để doanh nghiệp khai thác đá 'chui' suốt 7 năm, ai chịu trách nhiệm?
- Cựu Tổng thống Donald Trump trình diện trước Tổng Chưởng lý New York
- Lãi suất leo đỉnh: Nhà băng dư thừa tiền, DN than khóc vì đói vốn
- Doanh thu sụt giảm 87%, SJF vẫn báo lãi trong quý II/2022
- Thu phí không dừng: Nghiên cứu phương án trả sau
- Cảnh báo doanh nghiệp về chính sách nhập khẩu mì của Campuchia