Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (HoSE: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024, ghi nhận tình hình sản xuất kinh doanh tăng trưởng.
Theo đó, doanh thu thuần của công ty đạt 5.084 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Dù giá vốn hàng bán tăng nhưng chậm hơn mức tăng của doanh thu, nên trong kỳ lợi nhuận gộp của công ty tăng 42% lên 976 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, các khoản chi phí đều gia tăng trong quý III/2024, đặc biệt là chi phí bán hàng tăng tới 54% lên 528 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính đạt 242 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 141 tỷ đồng, tăng lần lượt 39% và 8% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể thấy, chi phí đã bào mòn gần hết lợi nhuận gộp của Tập đoàn PAN. Tuy nhiên, trong quý này, công ty ghi nhận khoản lãi từ công ty liên kết tăng vọt từ 2 tỷ đồng lên 146 tỷ đồng, đẩy lãi sau thuế của công ty lên 343 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của PAN đạt 11.917 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng thủy sản đóng góp 59%, nông nghiệp chiếm 28%, và thực phẩm đóng gói góp 13% vào cơ cấu doanh thu.
Tập đoàn PAN cho biết, mảng nông dược và khử trùng tiếp tục tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, khi lợi nhuận sau thuế quý III/2024 tăng 36% so với cùng kỳ. Ngoài ra, VFC còn ghi nhận thêm lợi nhuận từ việc giải quyết xong tranh chấp về hợp đồng liên doanh tại Công ty TNHH Hải Yến (theo quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa).
Còn thủy sản là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng doanh thu, đạt 5.989 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, nhờ sự hồi phục trong đơn hàng xuất khẩu của mảng tôm và cá tra trong quý III. Mức tăng trưởng này đến chủ yếu từ sản lượng, trong khi giá bán cải thiện chậm hơn.
Diễn biến thị giá cổ phiếu PAN.
Kết quả, 9 tháng đầu năm 2024, công ty báo lãi 720 tỷ đồng, tăng 57%. Kết quả này đã giúp công ty hoàn thành 81% kế hoạch lợi nhuận đề ra năm 2024.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Tập đoàn PAN đạt 23.710 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, công ty ghi nhận 1.208 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, cùng hơn 1.100 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Ngoài ra, PAN còn có khoản chứng khoán kinh doanh 10.576 tỷ đồng tại ngày 30/9, tăng 58% so với đầu năm. Đây là khoản đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và không quá 12 tháng tại các ngân hàng thương mại, với mức lãi suất từ 4% đến 4,36%/năm. Đồng thời, toàn bộ chứng chỉ tiền gửi này được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Tổng dư nợ vay cuối kỳ của tập đoàn là 12.458 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm, chủ yếu là vay ngắn hạn. Tại ngày 30/9/2024, Tập đoàn PAN ghi nhận 11.657 tỷ đồng vay ngắn hạn từ ngân hàng, tăng 39% so với đầu năm.
Tác giả: Nguyễn Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy