Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tại Bắc Kinh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) Pan Gongsheng ngày 7/2 cho biết PBoC sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế để giảm thiểu tác động từ sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCov).
Tại một cuộc họp tổ chức vào cùng ngày, ông Pan Gongsheng cho biết ngân hàng trung ương này đang theo dõi chặt chẽ tác động của sự bùng phát dịch đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời chuẩn bị các công cụ chính sách để giảm bớt phần nào những áp lực từ dịch bệnh.
Ông Pan Gongsheng nói rằng về mặt chính sách tiền tệ, bước tiếp theo của PBoC là tăng cường điều chỉnh chính sách nghịch chu kỳ, duy trì mức thanh khoản hợp lý và dồi dào, tạo ra một môi trường tiền tệ và tài chính hợp lý cho nền kinh tế.
Phó Thống đốc PBoC cũng lưu ý trong bối cảnh xảy ra dịch bệnh và áp lực suy giảm gia tăng đối với nền kinh tế, điều quan trọng là duy trì được đà tăng trưởng cho kinh tế Trung Quốc.
Ông Pan Gongsheng nhắc lại rằng Trung Quốc có đủ các công cụ chính sách để đối phó với áp lực từ dịch bệnh.
PBoC sẽ sử dụng các công cụ như cắt giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, cho vay lại và tái chiết khấu, để hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng của nước này.
Ông Pan Gongsheng cho biết việc “bơm” 1.700 tỷ nhân dân tệ (khoảng 243 tỷ USD) vào thị trường gần đây của PBoC đã giúp củng cố niềm tin cho nhà đầu tư và giảm lãi suất trên một số thị trường - điều mà giới quan sát cho rằng có thể ảnh hưởng tới lãi suấtcho vay cơ bản của PBoC vốn sẽ được ấn định lại vào ngày 20/2 tới.
Ngoài ra, Phó Thống đốc Pan Gongsheng cho biết chi phí liên quan tới hoạt động cho vay lại đặc biệt của PBoC cho các ngân hàng thương mại là khoảng 300 tỷ nhân dân tệ (khoảng 43 tỷ USD), một mức tương đối thấp.
PBoC cũng đã thông báo với các ngân hàng giữ mức lãi suất cho vay đối với một số công ty ở mức 3,15%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay cơ bản (LPR) mới nhất.
Các nhà phân tích dự báo mức tăng trưởng quý 1 năm nay của Trung Quốc có thể giảm từ 2 điểm phần trăm trở lên so với mức 6% trong 4/2019.
Nhưng giới phân tích cũng nói rằng hoạt động kinh doanh và tiêu dùng có thể hồi phục mạnh nếu dịch bệnh sớm đạt đỉnh điểm, tương tự như những gì đã xảy ra trong dịch SARS hồi năm 2003.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy