Dòng sự kiện:
PCT LienvietpostBank: “Trâu” phải chủ động tìm “cọc”.
23/12/2014 17:47:05
Nếu ví ngân hàng là trâu và khách hàng là cọc thì giai đoạn này trâu phải chủ động tìm cọc, đó là phát biểu của ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực Lienvietpost bank tại hội nghị “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay” với tham luận “ Vốn ngân hàng biến Tây Nguyên thành thủ đô Mắc ca của Đông Nam Á, một dự án mà trâu chủ động tìm cọc của Lienvietpost Bank.
Tại sao lại chọn Mắc ca.
Nhiều năm nay, cây café, chè, cao su.. là những cây thoát nghèo và làm giàu cho rất nhiều người dân Tây Nguyên. Tuy nhiên trong số 450.000ha có khoảng 20% số cây già cỗi và với đầu ra không ổn định và dự báo đến 2020 thì hơn 70% diện tích café ở khu vực này cũng rơi vào tình trạng tương tự và nguy cơ đói nghèo có nguy cơ trở lại bất cứ lúc nào.
Và cây Mắc ca đang mở ra triển vọng làm giàu cho đồng bào Tây Nguyên khi được mệnh danh là “ hoàng hậu của các loại hạt khô” vì hạt có chất dinh dưỡng cao làm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm rất tốt. Hiện tại đang là nông sản có giá đắt nhất hiện nay với giá dao động từ 150.000-300.000đ/kg, đồng thời nhu cầu đang gấp 4 tổng sản lượng.

Hội thảo khoa học về khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế Việt giai đoạn hiện nay
Hội thảo khoa học về khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế Việt giai đoạn hiện nay

Ông Hưởng cho biết sẵn sàng bỏ tiền cá nhân để thí điểm và khẳng định chắc chắn dự án sẽ thành công. Theo nghiên cứu, cây mắc ca rất phù hợp với điều kiện sinh thái ở Tây Nguyên, tỷ lệ ra hoa đâu quả rất cao, có thể trồng xen với café, đáp ứng yêu cầu cần có bóng mát của cây café, cộng với nguồn nhân lực dồi dào và chi phí lao động thấp ở Tây Nguyên nên chắc chắn chi phí sản xuất sẽ thấp và lợi nhuận sẽ cao hơn so với các nước Úc và Nam Phi…
Vốn và giải pháp
Vốn đầu tư vào trồng cây mắc ca cũng không nhiều, cụ thể giá cây giống hiện tại đang dao động từ 80.000-100.000đ. Tổng chi phí cho 4 năm đầu ước tính khoảng 50 triêu/ha. Vào năm thứ 5, doanh thu từ việc bán hạt mắc ca làm giống sẽ đủ bù chi phí và năm thứ 6 sẽ cho lợi nhuận.
Ông Hưởng cũng đưa một số giải pháp cho dự án như: Lựa chọn mô hình kinh tế hộ vì mô hình này phù hợp với giai đoạn trồng, hái và nhà máy chế biến mắc ca tập trung. Hai là phát huy vai trò liên kết giữa ngân hàng thương mại, cụ thể là ngân hàng đóng vai trò đầu mối kết nối với các nhà (nhà nước, nhà DN, nhà khoa học, nhà báo, nhà ngân hàng và nhà bảo hiểm). Ba là ngân hàng thương mại dành nguồn vốn tương xứng để đầu tư dự án cây Mắc Ca. Dự kiến Lienvietpost Bank sẽ đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho vay hộ nông dân vùng Tây Nguyên để phát triển cây mắc ca. NH này cũng sẽ trực tiếp đầu tư 5.000ha mắc ca thông qua Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Việt, đây cũng là đầu mối thực hiện quy trình khép kín: Sản xuất – Chế biến – Tiêu thụ.
 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến