Tin liên quan
“Để có cơ sở cho Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu 3 tỷ USD ra thị trương quốc tế, trong khi chưa sửa được Luật quản lý nợ công, Quốc hội cần quy định trong Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 mới có cơ sở pháp lý cho Chính phủ thực hiện”, đại biểu Thụ cho biết.
Luật quản lý nợ công quy định Chính phủ không được phép vay nước ngoài để đảo nợ trong nước.
Quốc hội sẽ sửa luật để Chính phủ phát hành 3 tỷ USD để đảo nợ?
Không ít đại biểu lo lắng về việc Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu 3 tỷ USD trên thị trường quốc tế vì nợ công đang tăng cao và rủi ro về tỷ giá đang rất lớn? Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Còn kế hoạch phát hành trái phiếu 3 tỷ USD đã được Chính phủ trình Quốc hội thực hiện trong năm 2015 – 2016. Mục đích phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ trình là để đảo nợ đối với khoản vay ngắn hạn trong nước.
Việc huy động vốn trong nước để đảo các khoản vay trong nước ngắn hạn, giãn nghĩa vụ hàng năm là cần thiết. nhưng rất khó khăn.
Theo kế hoạch vay năm 2015, huy động trái phiếu Chính phủ trong nước là 225.000 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm chỉ huy động được 51%, trên 127.000 tỷ đồng với lãi suất rất cao, 6,6%/năm. Nếu quyết tâm vay trong nước thêm nữa thì với GDP 240 tỷ USD và 71 – 72% vay tiêu dùng hiện tại, phần dư địa còn lại để vay là không lớn, quy mô đầu tư nền kinh tế sẽ giảm xuống.
Vay nước ngoài có lợi thế hơn, quy mô dài hơn, lãi suất thấp hơn. Dự kiến là 10 – 30 năm và còn có thêm nguồn lực cho nền kinh tế.
Tuy vậy, vay nước ngoài cũng có nhiều rủi ro, trong đó biến động về tỷ giá là đáng lo, trong dài hạn 10 – 30 năm. Tất cả điều này phải cân nhắc.
Ý kiến cá nhân của tôi, bối cảnh như thế này thì cần thiết cho phép Chính phủ huy động 3 tỷ USD trái phiếu phát hành ra thị trường nước ngoài để đảo nợ với các khoản vay ngắn hạn trong nước.
Đại biểu Quốc hội Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội
Làm thế nào để kiểm soát được việc Chính phủ dùng 3 tỷ USD trái phiếu để đảo nợ hay chi cho các nhu cầu khác?
Nếu Quốc hội chấp thuận thì bắt buộc Chính phủ chỉ được sử dụng vào đảo nợ, không được sử dụng vào mục đích khác cho dù là cần thiết cấp bách. Thứ hai, nếu Quốc hội thừa nhận và ghi điều này vào Nghị quyết thì tạo thành khuôn khổ pháp lý, các bộ ngành phải thực hiện theo.
Còn ai kiểm tra? Ngoài giám sát của các cơ quan của Quốc hội thì các cơ quan có nhiệm vụ thẩm quyền thì kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán hàng năm. Trong trường hợp kiểm toán toàn diện phát hiện sử dụng sai mục đích sai quy định pháp luật thì đương nhiên bị xuất toán và phải xem xét chế tài xử phạt với người sử dụng sai nguồn lực tài chính này.
Hụt thu 51.000 tỷ đồng, Bộ Tài chính khó trả nợ?
Với tình trạng ngân sách túng quẫn như hiện nay, liệu Bộ Tài chính có thể cân đối được nguồn để trả cho NHNN không hay phải tính phương án khác?
Tôi cho là áp lực điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2015 đang hết sức khó khăn. Mặc dù địa phương vượt thu hơn 16.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách trung ương lại hụt thu hơn 31.000 tỷ đồng và phải trình Quốc hội “xin” 10.000 tỷ đồng từ nguồn thoái vốn DNNN để bù vào. Như vậy, còn 21.000 tỷ đồng chưa có nguồn để bù vào.
Hiện tổng nợ vay năm 2015 của ngân sách là 431.000 tỷ đồng, trong đó 226.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách, phát hành trái phiếu Chính phủ là 85.000 tỷ đồng, chi đảo nợ là 115.000 tỷ đồng.
Với cơ cấu vay như vậy, thì Chính phủ hiện đang vay trong nước 225.000 tỷ đồng, còn lại 118.000 tỷ đồng là vay từ các đơn vị tài chính Nhà nước. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm mới phát hành trái phiếu Chính phủ được 51% kế hoạch của năm 2015.
Thứ hai là việc giải ngân vốn ODA nhanh hơn kế hoạch là 50.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch 30.000 tỷ đồng. Nếu thu ngân sách từ nay đến cuối năm không thay đổi sẽ dẫn tới áp lực tăng chi từ hai nguồn này là 51.000 tỷ đồng.
Để bù đắp tiến độ chi và tiến độ trả nợ, Bộ Tài chính phải vay NHNN 32.000 tỷ đồng. Như vậy việc vay này đã nằm trong kế hoạch vay từ trước.
Tuy vậy việc trả nợ 32.000 tỷ đồng vay NHNN là vấn đề khó khăn. Theo quy định, trong trường hợp ngân sách khó khăn thì có thể tạm ứng từ NHNN nhưng phải hoàn trả trong năm, trừ trường hợp phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngân sách khó khăn như vậy, nhưng theo Cục Công sản (Bộ Tài chính), gần 70% ngân sách dành cho chi thường xuyên. Tỷ lệ này liệu có phù hợp?
Chi thường xuyên trong những năm qua của Chính phủ tăng cao, là do chi an sinh xã hội trong thời gian qua tăng cộng với cải cách tiền lương tăng theo lộ trình.
Trong năm 2015, chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách Nhà nước chiếm gần 68%. Đứng trước tình trạng đó Quốc hội yêu cầu Chính phủ tái cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước.
Theo đó, chi ngân sách Nhà nước trong năm 2016 được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này thì tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách Nhà nước giảm xuống khoảng 2% so với năm 2015. Tôi cho đây là sự cố gắng lớn, đặc biệt là trong bối cảnh 2016 chi an sinh xã hội tăng do an sinh cho người nghèo.
Tỷ lệ này của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực thì thế nào?
Ngân sách ở các nước có khác nhau. Đối với nước có nợ công lớn thì tỷ trọng chi trả nợ lớn. Đối với các nước phát triển châu Âu và các nước phát triển hơn Việt Nam trong khu vực thì tỷ trọng chi đầu tư của họ thấp, bởi trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cao nên ngân sách chủ yếu để phát triển tiêu dùng.
Ở Việt Nam, với thu như năm 2016 mà Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ này cộng với mức bội chi cho phép là 254.000 tỷ đồng, tương ứng 4,94 GDP dự kiến, GDP kế hoạch thì tổng chi ngân sách dự kiến chỉ được trong trần đó.
Theo đó, Chính phủ dự kiến chi ngân sách cho đầu tư trong năm 2016 là 255.750 tỷ đồng, tăng lớn so với dự toán ngân sách năm 2015. Ngoài ra còn 60.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Cả 2 nguồn này, cộng với nguồn từ sổ số kiến thiết nữa thì chi tỷ trọng đầu tư trong năm 2016 khá hơn.
Mức giảm chi 2% trong năm 2016 có ít quá?
Để giảm chi thường xuyên xuống, trước hết phải ban hành chính sách giảm các khoản làm tăng chi thường xuyên xuống. Hiện tại của chúng ta có nhiều chính sách đã ban hành nhưng nguồn chi chưa bố trí đủ, ví như chính sách người có công, chính sách tăng lương theo lộ trình. Ba bốn năm nay chúng ta chưa tăng lương cho cán bộ nên cần phải tái cơ cấu chi thường xuyên để tăng lương.
Nếu mà tăng thêm khoảng 8% như chúng ta đã quyết thì phải bổ sung thêm khoảng 17.000 tỷ đồng nữa. Như vậy làm cho tỷ trọng chi thường xuyên tăng lên. Kỳ họp này Quốc hội sẽ thảo luận, nếu quyết tăng lương thì rõ ràng tỷ trọng chi thường xuyên sẽ tăng lên.
Còn về việc giảm chi thường xuyên khoảng 2% so với năm 2015 đã thỏa mãn chưa, theo tôi, trong bối cảnh như vậy là tích cực. Nếu giảm không tốt còn tăng trở lại và tăng cao hơn.
Nên đọc
Theo Bizlive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy