Theo báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 2021 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, doanh thu của đơn vị này là hơn 1.800 tỷ đồng, đạt 132% kế hoạch Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Trong đó, doanh thu thuần hơn 1.780 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính 44,9 tỷ đồng, thu nhập khác là 2,8 tỷ đồng.
Bộ sách giáo khoa Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục lớp 1 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (Ảnh minh họa: H.C)
Doanh thu chủ yếu đến từ phân phối sách giáo khoa và các khoản khác liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Theo đó, trong 2021, đơn vị in hơn 164,6 triệu quyển sách giáo khoa, vượt 40% so với kế hoạch.
Trừ các khoản chi phí, nhà xuất bản này lãi ròng sau thuế tới 287 tỷ đồng, tương đương cao gấp 2,5 lần so với kế hoạch được cơ quan chủ quản giao. Đây là mức lợi nhuận cao, vượt qua con số dao động bình quân từ 120 - 150 tỷ đồng của những năm trước.
“Về khả năng sinh lời, nhà xuất bản có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là 39,9%, và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt 17,9%, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh 2021 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiệu quả”, báo cáo nêu.
Trong một báo cáo khác cũng mới được công bố, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết cả 7 công ty con hoạt động trong lĩnh vực tương tự do nhà xuất bản này nắm quyền chi phối đều đạt kết quả khả quan, với tổng doanh thu hơn 1.492 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 45,9 tỷ đồng.
Tổng cổ tức nhận được năm 2021 là 10,079 tỷ đồng, tổng giá trị vốn đầu tư 101,74 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân thu được đạt 9,9%, cao hơn lãi suất tiền gửi tại ngân hàng.
Dù doanh thu tăng cao, lãi lớn, song Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn vấp phải loạt khó khăn như dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, gây trở ngại cho công tác in, vận chuyển, cung ứng sách trước ngày khai giảng; kế hoạch in sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 bị động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt mẫu chậm so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà xuất bản thông tin cạnh tranh trong xuất bản sách giáo khoa ngày càng tăng. Trong khi đó, nạn in lậu, làm giả ngày càng tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất bản, phát hành.
Đáng chú ý, theo lãnh đạo nhà xuất bản, những thông tin báo chí, dư luận xã hội bất lợi về bản quyền sách giáo khoa, hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư giấy in... cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có vốn điều lệ 596 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%.
Tác giả: Hòa Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy