Vật thể lạ nghi là mộ cổ Hoàng thái hậu
Vào khoảng tháng 6 năm 2016, trong khi lặn vớt củi trên sông Chu, ông Nguyễn Văn Bình vô tình đụng vào một vật lạ giống như một khối bê tông. Sau đó, ông Bình đã báo cáo trưởng thôn và lãnh đạo xã Xuân Hòa.
Sau khi nhận được phản ánh của nhân dân và tiến hành kiểm tra thực tế, UBND xã Xuân Hòa đã có báo cáo gửi UBND huyện Thọ Xuân. Theo báo cáo, hiện nay, nằm giữa lòng sông Chu tại khu vực giáp ranh giữa xã Thọ Lập và xã Xuân Hòa, có một khối lớn nằm trong nước, cách mặt nước gần 2m, chiều rộng 2,2m.
Theo người dân, có thể đây là dấu tích của ngôi mộ cổ (có thể là của Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần), do trong xã có đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Trần. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt vật thể dưới lòng sông Chu này.
UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh này phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và địa phương, tổ chức kiểm tra, làm rõ tính chính xác của các thông tin và các dấu hiệu có di sản văn hóa dưới nước.
Chính đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Trần trong xã đã khiến nhiều người lầm tưởng.
Theo đó, sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có công văn đề nghị Viện khảo cổ học, thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp kiểm tra, nghiên cứu vật thể được phát hiện dưới lòng sông Chu này.
Khối đá tự nhiên không có giá trị văn hóa
Viện khảo cổ học đã cử nhóm nghiên cứu cùng đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, UBND huyện Thọ Xuân đến khảo sát hiện trường khu vực lòng sông Chu, thuộc địa bàn thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa.
Đồng thời, ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã thu thập một số mẫu vật về phục vụ phân tích thành phần theo các phương pháp khoa học tự nhiên hỗ trợ cho Khảo cổ học.
Mới đây, sau một thời gian dài khảo cứu, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận cuối cùng về vật thể lạ được tìm thấy dưới lòng sông Chu. Kết quả khảo sát dưới nước ghi nhận ở giữa lòng sông Chu có một khối hộp không định hình, một mặt phẳng khá vuông vức, mỗi chiều rộng hơn 2m, phần còn lại của khối bị vùi lấp trong lớp cát đáy sông.
Mẫu vật thu thập ở đây đã được phân tích thành phần thạch học, cho biết mẫu vật là loài đá magma phun trào hình thành ở lớp vỏ trái đát. Đá có một thời gian dài nằm trên mặt đất tạo nên một lớp patin bề mặt khá dày. Loại đá này không thích hợp với các hoạt động chế tác của con người từ xưa đến nay.
Kết hợp kết quả khảo sát hiện trường và phân tích mẫu vật nêu trên, Viện khảo cổ học nhận định, mẫu vật nằm dưới lòng sông Chu ở thôn Thượng Vôi, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân là một tảng đá tự nhiên thường thấy ở vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có thể do bị sạt lở, rửa trôi xuống đáy sông như hiện thấy.
Như vậy, vật thể lạ được tìm thấy dưới lòng sông Chu mà nhiều người nghi ngờ là mộ cổ Hoảng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần chỉ là một loại đá tự nhiên, không có giá trị về mặt văn hóa.
Lương Thị
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy