Kho cảng LNG Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: PV Gas.
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) cho biết sẽ chính thức tiếp nhận chuyến tàu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) đầu tiên về Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trong khát vọng "chuyển đổi xanh" của doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, rạng sáng ngày 10/7, chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên về Việt Nam sẽ cập bến kho cảng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, gần 70.000 tấn LNG từ cảng Bontang (Indonesia) đến kho cảng LNG Thị Vải sẽ được chuyên chở trên tàu Maran Gas Achilles (quốc tịch Hy Lạp, dung tích chứa khoảng 174.000 m3).
Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Shell - nhà sản xuất và cung cấp LNG có uy tín và năng lực hàng đầu trên thế giới - là đơn vị được PV Gas lựa chọn để làm nhà cung cấp cho chuyến hàng lần này.
Ông Trần Nhật Huy, Phó tổng giám đốc PV Gas, cho biết hiện nay đơn vị đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sẵn sàng cho công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh LNG với dự án kho cảng LNG Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẵn sàng đưa vào sử dụng từ tháng 7.
Theo kế hoạch của PV Gas, kho cảng LNG Thị Vải sẽ là mắt xích quan trọng trong việc cung cấp khí tái hóa, cùng với việc đầu tư kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến lên đến 10 triệu tấn LNG/năm. Trong đó, PV Gas là đồng chủ sở hữu với tỷ lệ góp vốn chiếm đa số.
Tổng công ty này cho biết cơ sở hạ tầng về LNG sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam Bộ trong tương lai.
Kho LNG Thị Vải sẽ là kho LNG đầu tiên và có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với công suất giai đoạn đầu là 1 triệu tấn/năm. Hiện PV Gas đã có kế hoạch mở rộng khi lên 3-6 triệu tấn/năm.
Tại thị trường Việt Nam, PV Gas là đơn vị đầu tiên và duy nhất đủ năng lực và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG), có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (chiếm khoảng 85-95%), trong suốt, không mùi và không màu, được sản xuất bằng cách làm lạnh sâu khí thiên nhiên ở nhiệt độ khoảng -162 độ C để chuyển sang thể lỏng. Khi chuyển sang trạng thái lỏng, thể tích của LNG giảm khoảng 600 lần so với dạng khí và có khối lượng riêng chỉ bằng 1/2 tỷ trọng của nước. LNG khi đốt cháy tạo ra ít hơn 40% lượng khí thải CO2 so với than đá và ít hơn 30% so với dầu mỏ; không thải ra muội, bụi và chỉ sinh ra một lượng không đáng kể khí SO2. Điều này khiến LNG trở thành nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. |
Tác giả: Diệu Thanh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy