Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh: TASS
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS, khi được hỏi liệu Moskva có thể nối lại các vụ thử hạt nhân để đáp trả các chính sách leo thang của Mỹ hay không, ông Ryabkov trả lời: “Có vấn đề này. Tôi không muốn báo trước điều gì mà chỉ muốn nói rằng tình hình khá phức tạp. Vấn đề này đang được xem xét thường xuyên dựa trên toàn bộ các yếu tố và mọi khía cạnh”.
Hồi tháng 2, ông Vladimir Yermakov, Giám đốc Cục Kiểm soát vũ khí và Không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đã nói với hãng tin TASS rằng một số dấu hiệu gián tiếp cho thấy có khả năng Washington sẽ nối lại các vụ thử hạt nhân quy mô lớn. Vào thời điểm đó, giới lãnh đạo Nga cảnh báo nếu Mỹ đi theo con đường này, Moskva sẽ buộc phải đáp trả tương xứng.
Hôm 27/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng đã cáo buộc Mỹ leo thang căng thẳng khi cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, nhưng khẳng định Moskva vẫn duy trì kênh trao đổi.
“Chính quyền hiện tại của Mỹ phải chấm dứt vòng xoáy leo thang này. Họ phải làm vậy nếu không tình hình sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với tất cả, kể cả Mỹ”. Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.
Một ngày sau tuyên bố của ông Ryabkov, hãng tin Reuters trích dẫn 5 nguồn thạo tin tình báo Mỹ cho biết quyết định cho phép Ukriane sử dụng vũ khí Mỹ tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga không làm tăng nguy cơ tấn công hạt nhân, bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Một loạt đánh giá tình báo trong 7 tháng qua đã kết luận việc leo thang hạt nhân khó có khả năng xảy ra từquyết định nới lỏng hạn chế về việc Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ. Các nguồn tin cho biết quan điểm này không thay đổi sau khi Tổng thống Joe Biden điều chỉnh lập trường của Mỹ, cho phép Ukraine sử dụng tênlửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.
Một trợ lý trong Quốc hội Mỹ, được tiếp cận với các báo cáo này, cho biết: “Các đánh giá nhất quán chỉ ra rằng việc cung cấp ATACMS cho Ukraine không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga”.
Mặc dù Tổng thống Putin nhiều lần cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tình báo Mỹ cho rằng những tuyên bố này mang tính chất răn đe hơn là chiến lược thực tế. Nga nhận thức rằng sử dụng vũ khí hạt nhân không mang lại lợi ích quân sự rõ ràng và sẽ gây tổn thất lớn về mặt ngoại giao, chính trị.
Các nguồn tin nói với hãng tin Reuters dựa vào những đánh giá tình báo ban đầu đánh giá thấp nguy cơ leo thang hạt nhân, có thể thấy những lo ngại về hạt nhân đã bị phóng đại và quyết định cho phép sử dụng ATACMS đã quá muộn, khi Moskva đã có thêm những bước tiến gần đây tại Ukraine.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Putin ngày 19/11 ký duyệt học thuyết hạt nhân mới, trong đó hạ ngưỡng kích hoạt loại vũ khí hủy diệt này. Học thuyết khẳng định Nga coi vũ khí hạt nhân chỉ mang tính chất phòng thủ, việc sử dụng chúng là biện pháp bắt buộc và cuối cùng để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, động thái này vẫn khiến nhiều người lo sợ về nguy cơ nổ ra cuộc đối đầu hạt nhân.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy