Tối 9/9, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch di dời 108.177 người dân khỏi vùng nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông và vùng có nguy cơ sạt lở.
Cụ thể, Ban chỉ huy sẽ tiến hành di dời xen ghép và di dời tập trung người dân nằm trong vùng nguy hiểm, trong đó di dời xen ghép 20.248 hộ /75.064 khẩu, di dời tập trung: 8.877hộ/33.113 khẩu.
Di chuyển tàu thuyền vào neo đậu an toàn
Ngoài ra, Ban chỉ huy cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổ chức kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn, tổ chứchướng dẫn và sắp xếp neo đậu tàu thuyền tại các cảng, đồng thời yêu cầu các địa phương quản lý cần vận hành, điều tiết nước trong hồ, nhất là các hồ chứa nhỏ theo quy trình được phê duyệt đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân vùng hạ du và an toàn.
Yêu cầu bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống, triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, nhất là các điểm xung yếu, có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để đảm bảo an toàn khi có tình huống xảy ra.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu kiểm tra, rà soát các địa điểm, khu vực sơ tán dân ở khu vực thấp, trũng, ven biển, cửa sông, nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất, chủ động cắt tỉa cành cây, giằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, tiêu độc khử trùng các khu vực, địa điểm sơ tán đảm bảo an toàn cho nhân dân khi bão, lũ xảy ra cũng như dịch bệnh COVID-19.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng đã đi kiểm tra công tác ứng phó với bão Conson và tiến độ thu hoạch lúa trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng UBND tỉnh, đơn vị, địa phương liên quan.
Tại các nơi đến kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu địa phương rà soát lại phương án chuẩn bị phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, sát đúng với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay để chủ động trong mọi tình huống; hướng dẫn bà con thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín theo hộ, hoặc nhóm hộ, sớm hoàn thành công tác thu hoạch lúa, giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra, đồng thời tuyên truyền, động viên Nhân dân thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch; rà soát các địa bàn ven đồi núi, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét; ưu tiên nguồn lực cho các công trình vượt lũ trên địa bàn.
Đình Tuấn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy