Trước tình hình bão số 3 có nhiều khả năng đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Ninh, tối 15-9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh yêu cầu: Chủ tịch UBND các địa phương, Thủ tưởng các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nghiêm túc, chủ động triển khai các biện pháp đối phó với số 3 với phương châm "4 tại chỗ".
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, sở, ban, ngành tập trung vào một số nhiệm vụ như: Dừng ngay các cuộc họp để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3; cấm biển và cấm các phương tiện tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long, tàu thuyền đánh bắt ven bờ từ 12 giờ ngày 16-9 (đối với 294 tàu đánh bắt xa bờ phải vào nơi neo đậu tránh trú an toàn trước 12 giờ ngày 16-9); thông báo liên tục và kêu gọi các chủ phương tiện tàu, thuyền nghề cá và tàu vận tải, tàu du lịch còn đang trên biển khẩn trương về nơi trú tránh an toàn trước 16 giờ ngày 16-9. Bên cạnh đó kiểm tra, đôn đốc các chủ phương tiện khẩn trương chằng chống tàu thuyền, các lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà bè, chòi canh thủy sản chắc chắn xong trước 16 giờ ngày 16-9; tuyệt đối không để người ở trên các tàu thuyền, lồng bè, nhà bè và chòi canh thủy sản. Tỉnh yêu cầu phải di chuyển ngay các hộ gia đình đang sinh sống ở nhà yếu (gồm nhà tạm, nhà cấp 4, nhà tranh tre nứa lá, nhà lợp mái tôn….) đến các hộ gia đình có nhà ở kiên cố gần nhất nơi ở; tổ chức di dời ngay đến nơi an toàn đối với toàn bộ học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động đang ở tại các khu nhà trọ không đảm bảo an toàn. Đồng thời kiên quyết di dời người dân đang ở trên các chòi canh vùng nuôi trồng thủy sản, lồng bè, nhà bè, nhà hàng trên biển; người dân ở những vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng… đến nơi an toàn.
Đối với các địa phương có tuyến đê biển, Quảng Ninh cũng yêu cầu chuẩn bị vật tư, thiết bị phương tiện, lực lượng để sẵn sàng triển khai gia cố các tuyến đê xung yếu; huy động các lực lượng trên địa bàn phối hợp với các lực lượng thanh niên xung khích và nhân dân triển khai sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Khẩn trương rà soát các điều kiện về lương thực, thực phẩm, lực lượng và phương tiện để ứng cứ khi có sự cố xảy ra. Chủ tịch UBND các địa phương và Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc triển khai ngay các phương án đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở các khu dân cư, sạt lở đất đá khu vực bãi thải, ngập úng đường lò, khai trường khai thác. Quảng Ninh cũng thành lập 3 đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 3.
* Lai Châu rà soát, sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, gió lốc, sạt lở đất do ảnh hưởng của bão số 3 (Kalmaegi), UBND tỉnh Lai Châu chỉ đạo tổ chức cảnh báo, kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, tràn, đường bị ngập. Đặc biệt, nghiêm cấm người dân vớt củi, xúc cá, lội qua suối… khi có mưa lũ. Trước đó, trên địa tỉnh miền núi Lai Châu đã có nhiều trường hợp bị tử vong do bất cẩn vượt qua suối khi có lũ.
Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Nguyễn Khắc Chử đã yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thành phố; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão, để chỉ đạo, ứng phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra. Đồng thời rà soát, sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; chân các taluy đồi có nguy cơ sạt lở cao. Kiểm tra các công trình kè, đập, cầu cống, công trình đang thi công để có giải pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản. Giám sát chặt chẽ việc tích nước của hồ chứa, có phương án xử lý đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
Các sở, ban, ngành, lực lượng Công an, Quân đội trên địa bàn cần phối hợp với UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai các phương án phòng chống mưa, lũ, sạt lở đất; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác thông tin, cảnh báo, theo dõi sát diễn biến thời tiết, báo cáo kịp thời để UBND tỉnh và các huyện, thành phố có biện pháp chỉ đạo. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng đưa tin về các diễn biến của bão và cảnh báo về mưa lũ sau bão; tuyên truyền để người dân biết về các hiểm họa do bão, lũ, lũ quét và sạt lở đất sau bão, đặc biệt là khi đi qua ngầm, suối. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của thời tiết, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Theo TTXVN
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy