Đây là kỳ họp Quốc hội đầu tiên tại Nhà Quốc hội mới và sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa quy định của Hiến pháp vào cuộc sống.
Sau bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là báo cáo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu sẽ trình bày báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013 và việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm nay. Cũng trong buổi sáng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân sẽ báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
Chiều nay, Quốc hội sẽ họp kín để nghe Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông. Phó thủ tướng sẽ trình bày những chủ trương và giải pháp của Việt Nam với vấn đề biển Đông, một số nội dung báo cáo có thể được Quốc hội công bố. Phiên họp kín đã được đẩy lên sớm 2 ngày so với kế hoạch dự tính trước đó.
Ngoài nội dung về tình hình Biển Đông, Quốc hội sẽ dành gần 3/4 thời gian cho công việc làm luật. Trong đó, nhiều dự án luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phá sản, Luật Hải quan, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam... Ngoài ra, luật rất được chờ đợi sẽ được ban hành tại kỳ họp này là Luật Đầu tư công.
Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 8 - khóa XIII
Cũng tại kỳ họp, các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Nhiều dự luật đáng chú ý khác sẽ được Quốc hội cho ý kiến như Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, Luật Nhà ở, Luật Công an nhân dân sửa đổi và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân.
Trong hơn 1 tháng làm việc, Quốc hội dành khoảng 70% thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, xem xét, thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến đối với 12 dự án luật. Đây là kỳ họp có số lượng dự án luật được Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại một kỳ họp nhiều nhất từ trước đến nay.
Thu Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy