Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)
SCMP đưa tin trong bối cảnh Quốc hội Mỹ bàn về khả năng tăng ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2024, Trung Quốc đang là vấn đề trọng tâm của các cuộc thảo luận và được lưỡng đảng nhất trí.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall nêu quan ngại về việc Bắc Kinh mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Bộ trưởng Hải quân Carlos Del Toro đề cập về vấn đề Trung Quốc lấn lướt các nước yếu hơn liên quan tới việc bảo vệ Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho rằng Mỹ phải chiếm ưu thế trước Trung Quốc trong mọi khía cạnh quân sự để duy trì hòa bình vốn có giữa các cường quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Việc chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của Bắc Kinh và quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng, được hỗ trợ qua chiến lược hợp nhất quân sự-dân sự nhằm thu hút khu vực tư nhân của Trung Quốc tham gia phát triển các công nghệ quốc phòng tiên tiến, đã tạo ra sự đồng thuận mạnh mẽ giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ của Mỹ về vấn đề Trung Quốc.
Trước đó, ngày 9/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố đề xuất ngân sách quốc phòng khoảng 886 tỷ USD cho năm tài chính 2024, tăng 3,3% so với năm trước, nhằm đối phó với các thách thức nhịp độ phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chính quyền tổng thống Biden có kế hoạch chi tổng cộng 6.880 tỷ USD, tăng 8% so với năm trước, trong ngân sách tổng thể cho năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1/10 tới, nhưng đồng thời cam kết cắt giảm thâm hụt quốc gia khoảng 3.000 tỷ USD trong 10 năm bằng cách đánh thuế nhiều hơn đối với những người có thu nhập cao và các công ty.
Ông Biden nhấn mạnh khi đưa ra đề xuất: “Ngân sách này củng cố cam kết của chúng tôi trong việc đối mặt với những thách thức toàn cầu và giữ an toàn cho nước Mỹ. Nó phác thảo các khoản đầu tư quan trọng để cạnh tranh với Trung Quốc trên toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ Ukraine.”
Theo lập luận của Washington, sự gia tăng này sẽ góp phần thúc đẩy khả năng răn đe tổng hợp ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Đáng chú ý, ngân sách đề xuất bao gồm hơn 2,3 tỷ USD dành cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) để thúc đẩy một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở, an toàn và kết nối,” đồng thời củng cố các liên minh của Washington tại khu vực này.
Chính quyền Biden ước tính doanh thu cho năm tài chính tiếp theo là 5.040 tỷ USD, trong khi thâm hụt dự kiến sẽ tăng từ 1.570 tỷ USD lên 1.850 tỷ USD. Tổng thâm hụt ngân sách trong 10 năm cho đến tài khóa 2033 có thể ở mức 17.050 tỷ USD./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy