Tại phiên họp chiều, Hội đồng Liên bang (Thượng Viện) Nga đã nhất trí thông qua dự luật của Tổng thống Putin đình chỉ sự tham gia của Nga vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Trước đó, nó đã được Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga nhất trí thông qua. Tài liệu có hiệu lực vào ngày công bố chính thức. Quyết định nối lại sự tham gia của nước này vào hiệp ước sẽ do Tổng thống đưa ra.
Một ngày trước đó, Tổng thống V.Putin khi phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga đã tuyên bố rằng, Moscow để đáp các tối hậu thư của Mỹ, đình chỉ việc tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, nhưng không rút khỏi hiệp ước này. Ông lưu ý rằng, trước khi quay lại cuộc thảo luận, cần hiểu cách tính tổng kho vũ khí chiến lược của NATO, bao gồm cả Pháp và Anh.
Tòa nhà Hội đồng LB Nga. (nguồn: Rianovosti)
Như Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov giải thích, tất cả các trao đổi thông tin, tất cả các yếu tố của hiệp ước liên quan đến xác minh đều bị đình chỉ, nhưng Nga sẽ tiếp tục tuân thủ các hạn chế định lượng trọng tâm theo Hiệp ước.
Theo ông, Nga sẽ tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận song phương Xô - Mỹ năm 1988 về thông báo lẫn nhau về các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Ở giai đoạn này, điều này là đủ từ quan điểm đảm bảo khả năng dự đoán và duy trì sự ổn định chiến lược.
Chủ tịch Ủy ban của Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế, lãnh đạo Đảng Dân chủ tự cho Nga Leonid Slutsky chỉ rõ: “Việc đình chỉ tham gia START không phải là một mối đe dọa an ninh, mà là một tín hiệu quan trọng đối với phương Tây tập thể. Các cường quốc hạt nhân không thua trong chiến tranh. Và điều quan trọng là các đối tác phương Tây của chúng tôi phải hiểu điều này”.
Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov cũng nêu quan điểm: “Tuyên bố về việc Nga ngừng tham gia START-3 không phải là sự đe dọa, mà là một tín hiệu quan trọng đối với Mỹ và phương Tây về một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với an ninh của họ.
Đây cũng là một lời cảnh báo đường lối của phương Tây đối với sự thất bại chiến lược của Nga là không tương thích với việc duy trì hệ thống an ninh hạt nhân toàn cầu hiện tại, phần quan trọng nhất trong đó là Hiệp ước START-3”.
Hiệp ước được ký kết năm 2010 nhằm hạn chế kho vũ khí của hai nước ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân. Tháng 1/2021, hai bên đã nhất trí gia hạn thêm 5 năm, tới năm 2026./.
Tác giả: Anh Tú
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy