Trong đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi.
Theo quy định mới, Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau: Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay; cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay; mua bán lại trái phiếu Chính phủ; gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hạn mức cụ thể cho từng nội dung sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo thứ tự ưu tiên trên tại phương án điều hành ngân quỹ nhà nước quý.
Nghị định số 14/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi quy định về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Nghị định số 14 cũng quy định rõ hơn về việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để: Cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay; cho ngân sách địa phương cấp tỉnh tạm ứng, vay; mua bán lại trái phiếu Chính phủ; gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở đó, ngân quỹ nhà nước được sử dụng cho ngân sách trung ương tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương; cho ngân sách trung ương vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách trung ương.
Theo quy định, thời hạn cho ngân sách trung ương tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước không quá 12 tháng, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại điểm c khoản này.
Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả trong năm ngân sách. Bộ Tài chính quyết định việc cho ngân sách trung ương tạm ứng ngân quỹ nhà nước, phù hợp với khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại thời điểm xem xét, quyết định.
“Các khoản vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương phải hoàn trả đúng hạn. Trong trường hợp ngân sách trung ương không bố trí được nguồn trả nợ khoản vay ngân quỹ nhà nước thì được gia hạn khoản vay ngân quỹ nhà nước”, Nghị định nêu rõ.
Cũng theo quy định mới, mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương là 0%/năm.
Nghị định số 14/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/3/2025.
Nghị định quy định việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua bán lại trái phiếu Chính phủ như sau: Trái phiếu Chính phủ được chấp nhận trong giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ là trái phiếu Chính phủ bằng đồng Việt Nam do Kho bạc Nhà nước phát hành và đang được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Kỳ hạn mua bán lại trái phiếu Chính phủ bao gồm kỳ hạn 07 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 01 tháng, 02 tháng và 03 tháng. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh lãi suất. Bộ Tài chính xác định tỷ lệ phòng vệ rủi ro, đối tác giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước trong danh sách thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ qua Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Căn cứ phương án điều hành ngân quỹ nhà nước đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, Kho bạc Nhà nước thực hiện giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc an toàn, công khai và minh bạch. |
Tác giả: Luân Dũng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy