Tại phiên họp ASEAN Số (Digital ASEAN) trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018 diễn ra vào ngày 11/9, quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, chúng ta đang sống trong thì hiện tại nhưng mọi thứ xung quanh thì không ngừng biến đổi bởi cái gọi là "số hóa". Chính vì thế, cần phải cắt nghĩa được cụm từ này một cách rõ ràng để mình không bị tụt lại phía sau khi tất cả đang tiến nhanh về phía trước.
Theo quyền Bộ trưởng thì ASEAN Số chính là việc chúng ta đang nỗ lực sử dụng cơ hội chuyển đổi số để làm cho ASEAN trở nên phẳng hơn, tạo ra sức mạnh mới cho từng thành viên, cho cả Cộng đồng ASEAN và xóa bỏ các khoảng cách vật lý, làm cho ASEAN trở nên gắn kết hơn.
Quyền Bộ trưởng TT&TT phát biểu ở phiên họp ASEAN Số (Digital ASEAN) chiều 11/9. Ảnh: vietnamnet
Trong những thập kỷ tới đây, khi mà thách thức và cơ hội đan xen thì chuyển đổi số sẽ đòi hỏi những hành động tổng lực, bao trùm của các thành phần xã hội gồm có người dân, doanh nghiệp, nhà nước, chuyên gia... Đặc biệt, khi đã lường trước được sự phát triển công nghệ thì các Chính phủ cần có những hành động quyết liệt bảo đảm các điều kiện tiên quyết, đặc biệt là hạ tầng, nhân lực, an toàn, an ninh thông tin, khung pháp lý phù hợp.
Cũng tại phiên họp, quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu lên ba sáng kiến để hiện thực hóa ý tưởng ASEAN phẳng và nhận được sự đánh giá cao từ phía các đại biểu quốc tế tham dự.
Thứ nhất là sáng kiến “ASEAN - Roam Like Home". Sáng kiến này nhằm tăng cường kết nối khu vực thông qua việc giảm mạnh cước chuyển vùng quốc tế thông tin di động, hướng tới mục tiêu người dân ASEAN chỉ phải trả phí chuyển vùng quốc tế trong phạm vi các nước ASEAN như ở nhà.
Để hiện thực hóa mục tiêu này một cách thống nhất và có lộ trình đến năm 2020, các nước cần cam kết nhanh chóng thúc đẩy mạnh mẽ, tạo động lực lớn để các nhà mạng di động tiến hành đàm phán giảm cước chuyển vùng.
Thứ hai là hợp tác chặt chẽ cùng với khối doanh nghiệp trong công tác giáo dục để hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 4.0. Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước ASEAN và các doanh nghiệp thành viên WEF để "Thành lập Đại học thực nghiệm ASEAN 4.0"(Digital ASEAN 4.0 University Model Labs). Đây sẽ là nơi các nước ASEAN thực nghiệm và thực hiện sử dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
Thứ ba là "Xây dựng Mạng lưới chia sẻ nguy cơ mất an toàn thông tin chung cho ASEAN". Trung tâm này sẽ là nền tảng kết nối các cơ quan, tổ chức liên quan của các quốc gia thành viên, cung cấp, chia sẻ thông tin hai chiều về nguy cơ, rủi ro tấn công mạng.
Sáng kiến này đồng thời thể hiện nỗ lực chung tay bảo vệ chủ quyền không gian mạng của ASEAN để mọi hệ thống, mọi kết nối và mọi công dân được đảm bảo an toàn. Ông khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đảm bảo hỗ trợ về hạ tầng và nền tảng phục vụ hoạt động của mạng lưới.
Cuối cùng, quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi ASEAN chung tay triển khai các sáng kiến trên bởi theo ông, khi thực hiện được các sáng kiến này, ASEAN sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới trở nên phẳng.
Theo Công an nhân dân
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy