Sáng 4/3, trao đổi với P.V VietNamNet, ông Lê Nguyên Hoàng, Phó - Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết, đã yêu cầu Công an huyện, phối hợp các đơn vị liên quan lập hồ sơ, xử lý tình trạng san ủi đất lâm nghiệp trái phép tại khoảnh 3, 4 tiểu khu 267C, xã Hiệp An – gần khu vực thác Preen, TP Đà Lạt.
Đồng thời, huyện yêu cầu xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả trước 15/3.
Khu vực đất lâm nghiệp bị san ủi, lấn chiếm tại tiểu khu 267C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Ảnh: An Phước
Động thái này diễn ra khi tại khoảnh rừng thông tại tiểu khu 267C, thuộc Ban quản lý rừng phòng hội Đại Ninh, xã An Hiệp, huyện Đức Trọng – gần khu vực thác Prenn, TP Đà Lạt, có nhiều cây thông ba lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất khiến đỏ lá, héo úa. Nhiều mảng đất bị xé toạc, cạo trọc và đào bới để san lấp lấy mặt bằng. Một số vị trí còn đóng cọc phân chia ranh giới.
Trong khi đó, chính quyền xã Hiệp An cho rằng, giá bất động sản tại địa phương gần đây tăng cao. Một số người đã phá và lấn chiếm rừng để sang nhượng lại cho người khác kiếm lời.
Địa phương nhiều lần lập biên bản, xử lý song tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Chẳng hạn, trong năm 2021, xã đã xử lý trên 50 trường hợp lấn chiếm đất rừng, san gạt, cải tạo mặt bằng trái phép.
Nhiều cây thông bị kẻ xấu phá hoại, héo khô. Ảnh: An Phước
Còn theo Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, khu vực rừng này nằm gần TP Đà Lạt nên thường bị người dân lấn chiếm để sang nhượng trái phép. Đơn vị thường xuyên kiểm tra, lập biên bản xử lý theo quy định.
Trước đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh và UBND xã Hiệp An phát hiện người dân địa phương san gạt gần 2.000m² đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất tại khoảnh 3, 4 tiểu khu 267C. Một trường hợp khác dùng máy đào lấn chiếm, đào hồ chứa nước rộng 1.700m² cũng bị phát hiện, xử phạt. Cuối tháng 2, Ban quản lý rừng cũng phát hiện người dân lấn chiếm 3.000m² đất rừng tại khoảnh 3 thuộc tiểu khu 267C.
Theo thống kê, trong năm 2021, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh phối hợp với Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã tổ chức giải tỏa nóng 4,6 hecta đất rừng bị lấn chiếm để trồng cà phê, mai anh đào, chuối… Tuy nhiên, đến nay tình trạng lấn chiếm đất rừng trong khu vực vẫn diễn ra phức tạp.
Tác giả: Xuân Ngọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy