Sau ít phút mở cửa nỗ lực giữ sắc xanh, VN-Index đã nhanh chóng tuột mốc 1.230 điểm và rơi xuống dưới tham chiếu. Đến khoảng hơn 1 giờ mở cửa, VN-Index được kéo lên gần mốc 1.235 điểm, dù vậy lực bán chốt lời xuất hiện mạnh đã đẩy hàng loạt mã quay đầu.
Đà tăng ấn tượng của cổ phiếu họ Vin đã bị chặn lại khi xuất hiện dấu hiệu chốt lời, quay đầu điều chỉnh, đây cũng là tác nhân góp phần khiến VN-Index rung lắc. Tại nhóm ngân hàng, ngoại trừ 3 mã có mức giảm nhẹ, trong đó có “anh cả” VCB thì còn lại đều tăng.
Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 21/2, VN-Index giảm 4,96 điểm, tương đương 0,4% xuống 1.225,1 điểm. Toàn sàn có 149 mã tăng và 312 mã giảm. HNX-Index giảm 0,68 điểm xuống 232,82 điểm. UPCoM-Index giảm 0,35 điểm xuống 90,18 điểm.
Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 21/2 (Nguồn: FireAnt).
Bước sang phiên chiều, thị trường tiếp tục xu hướng giằng co trước áp lực bán ra của nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/2, VN-Index giảm 0,02 điểm xuống 1.230,04 điểm. Toàn sàn có 239 mã tăng và 262 mã giảm, 60 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,35 điểm lên 233,84 điểm. Toàn sàn 83 mã tăng, 90 mã giảm và 62 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,08 điểm lên 90,61 điểm. Rổ VN30 có 17 mã giảm giá.
Sau 3 phiên trở thành “công thần”, sang phiên hôm nay hai mã VIC và VHM nhà Vingroup lại là “tội đồ” khi lấy đi tổng cộng hơn 2,4 điềm của thị trường chung trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Dù vậy, VRE trong họ Vin vẫn ngược chiều tăng 1,96% lên 26.000 đồng/cổ phiếu và đóng góp gần 0,3 điểm vào chỉ số.
Nhóm công nghệ vươn lên dẫn đầu với “anh cả” FPT tăng 1,53% và đóng góp 0,5 điểm vào thị trường. Sự tích cực cũng lan rộng sang các cổ phiếu cùng ngành khác như ELC tăng 1,65%, SRA tăng 2,78%, SGT tăng 2,04%, SRB tăng 9,52%.
Sự tích cực cũng chiếm phần ưu tại nhóm ngân hàng khi có đến 5 mã nằm trong top 10 kéo tăng điểm cho thị trường lần lượt là BID, CTG, TPB, STB, VPB.
Trong đó nổi bật là STB tăng 2,61% và khớp lệnh hơn 44,4 triệu đơn vị sau thông tin có khả năng đã đấu giá thành công Khu công nghiệp Phong Phú với giá trị trên 7.900 tỷ đồng và đang chờ nhận tiền thanh toán do Công ty Chứng khoán Agriseco đưa ra trong báo cáo công bố ngày 19/2.
Đây là khoản nợ phát sinh từ việc cho vay của SouthernBank giai đoạn 2011 - 2012. Dù sáng nay, Agriseco đã đính chính lại thành “STB được kỳ vọng đấu giá thành công KCN Phong Phú trong năm 2024”, nhưng điều đó không ngăn cản được sự hứng khởi của nhà đầu tư với cổ phiếu STB, giúp mã này tăng mạnh ngay khi mở cửa và duy trì đà tăng tốt trong thời gian sau đó với thanh khoản cao nhất thị trường.
Ngoài ra, trong phiên hôm nay nhóm ngân hàng cũng là tâm điểm của khối ngoại khi mã MSB được mua ròng 481 tỷ đồng, STB 191 tỷ đồng và BID 44,6 tỷ đồng.
Những cổ phiếu tác động đến thị trường.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 24.638 tỷ đồng, tăng 4%, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 22.593 tỷ đồng, tăng 6%. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 10.413 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị 26,2 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 2.033 tỷ đồng và bán ra 2.006 tỷ đồng.
Những mã được mua gom chủ yếu MSB 481 tỷ đồng, STB 191 tỷ đồng, AAA 83 tỷ đồng, BID 44,6 tỷ đồng, KDH 40 tỷ đồng,… Ngược lại, những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là HPG 148 tỷ đồng MWG 95 tỷ đồng, GEX 76 tỷ đồng, MSN 52 tỷ đồng, NVL 50 tỷ đồng,….
Tác giả: Trần Thị Tú Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy