Trả lời câu hỏi của Zing liên quan đến tình hình phát triển doanh nghiệp và tác động của dịch bệnh đến các tỉnh thành phía Nam, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) thẳng thắn thừa nhận dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất chế biến và xuất khẩu. Nếu chúng ta không chống dịch tốt, thì việc đứt gãy còn tiếp tục xảy ra.
“Cho đến nay, sức chịu đựng của doanh nghiệp đã gần cạn kiệt. Chưa năm nào tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới lại thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ doanh nghiệp phải dừng sản xuất, giải thể như năm nay. Rõ ràng doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn”, ông Thúy khẳng định.
Đứt gãy chuỗi sản xuất
Theo kết quả khảo sát nhanh của Tổng cục Thống kê trong tháng 9 vừa qua, 94,3% số doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó 19 tỉnh phía thành phía Nam có tới 98,9% số doanh nghiệp gặp khó khăn nặng nề, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
“Với những khó khăn như vậy, việc đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng chắc chắn xảy ra”, đại diện Tổng cục Thống kê nói.
Đối với công nghiệp xây dựng, lĩnh vực này hiện nay chiếm trên 30% GDP và luôn đóng góp tích cực nhất cho bức tranh chung của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng chỉ ước tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 3,5%).
Theo Tổng cục Thống kê, 19 tỉnh Nam Bộ chiếm 44,4% tổng GDP của nước. Số liệu sơ bộ cho thấy hầu hầu hết tỉnh trong khu vực đều có quý III tăng trưởng âm sâu, duy chỉ có Bình Phước tăng trưởng dương.
Có 12/19 tỉnh tăng trưởng âm quý III trên 10%, riêng TP HCM suy giảm trên 20%.
Ông Phạm Đình Thúy thông tin chỉ số sản xuất công nghiệp của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng rất thấp. Trong 9 tháng đầu năm và quý III, chỉ số sản xuất công nghiệp của TP.HCM lần lượt giảm 13% và giảm 47,1%, do đây là trung tâm công nghiệp, kinh tế lớn nhất cả nước nên chịu tác động nặng nề nhất.
Chỉ số này trong 9 tháng và quý III của Bến Tre lần lượt âm 11,2% và âm 44,8%; của Cần Thơ lần lượt âm 9,8% và âm 41,9%; của Vĩnh Long lần lượt âm 4,5% và 36,8%; của Đồng Tháp lần lượt âm 9,9% và âm 34,1%.
Tổng cục Thống kê đánh giá tăng trưởng công nghiệp hiện nay chỉ đạt khoảng 40% so với trước dịch. “Khả năng rất cao hầu hết địa phương không hoàn thành được mục tiêu phát triển công nghiệp, cũng như phát triển kinh tế của cả năm, do đó ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành phát triển kinh tế của cả nước”, ông Thúy nói.
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số thành lập mới
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9 có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký.
Cụ thể, trong tháng 9, cả nước có 3.899 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62.400 tỷ đồng, giảm 32,3% về số doanh nghiệp và giảm 8,1% về vốn đăng ký so với tháng trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 16 tỷ.
Trong tháng, cả nước còn có 3.317 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020. Có 2.240 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 28,2% và giảm 31,5%.
Có 2.509 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 0,1% và giảm 38,8%; 606 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 25,4% và giảm 65,1%.
Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước có 85.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 1,2 triệu tỷ đồng, giảm 13,6% về số doanh nghiệp và giảm 16,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ.
Bên cạnh đó, còn có 32.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90.300 doanh nghiệp, gồm 45.100 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Tính bình quân, một tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Theo đại diện cơ quan thống kê, đây là lần đầu tiên có hiện tượng số doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới.
Tác giả: Văn Hưng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy