Ảnh minh họa. (Nguồn: globaltrademag.com)
Theo livemint.com, hoạt động sản xuất lúa gạo đang bị đe dọa ở nhiều khu vực châu Á do chi phí phân bón tăng hơn vào thời điểm nhu cầu đối với mặt hàng này cũng bùng nổ, gây ra nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh lương thực và nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo một đơn vị thuộc ngân hàng hàng đầu Thái Lan Kasikornbank Pcl, năng suất lúa có thể giảm ở Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới - do giá các loại phân bón tăng cao.
Trong khi đó, ở Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo số 2 thế giới, lại đối mặt với nguy cơ sản lượng thu hoạch lúa thấp hơn, làm tăng nhu cầu thu mua mặt hàng này ở nước ngoài.
Trung Quốc đang lo lắng về tác động của sâu bệnh đối với mùa màng, còn sản lượng lúa gạo của Ấn Độ phụ thuộc vào mùa mưa.
Hầu hết lúa gạo trên thế giới được trồng và tiêu thụ ở châu Á. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định kinh tế trong khu vực này.
Trái ngược với tình trạng tăng vọt giá lúa mỳ và ngô sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá gạo đã giảm xuống, song không có gì đảm bảo mặt hàng này sẽ vẫn duy trì xu hướng này.
Trở lại năm 2008, giá gạo đã tăng lên trên 1.000 USD/tấn, cao gấp đôi so với mức giá hiện nay, trong bối cảnh hoảng loạn về nguồn cung.
Trong khi lúa mỳ, ngô và dầu ăn không thu được nhiều lợi nhuận trong năm nay vì triển vọng nguồn cung được cải thiện, thì sản xuất nông nghiệp rõ ràng phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, vốn đang càng ngày trở nên thất thường do biến đổi khí hậu.
Bất kỳ sự tăng vọt mới nào về giá lúa mỳ và ngô đều chắc chắn sẽ khơi mào nhu cầu về gạo để làm lương thực và thức ăn chăn nuôi.
Ấn Độ đóng góp khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu gạo của thế giới. Ông V. Subramanian, Phó Chủ tịch tổ chức The Rice Trader, cho biết “nguồn cung (gạo) toàn cầu đang gặp rủi ro, song hiện tại chúng tôi vẫn có nguồn cung lớn từ Ấn Độ vốn đang giảm giá.”
Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mỳ do cho rằng an ninh lương thực của nước này đang bị đe dọa.
Dư luận lo ngại rằng gạo có thể nằm ở vị trí tiếp theo trong danh sách hạn chế này mặc dù triển vọng này phụ thuộc vào lượng mưa và sản lượng của vụ mùa này. Cho đến nay, lượng mưa vẫn diễn biến bình thường.
Hiện tại, lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang giúp hạn chế tình trạng khan hiếm nguồn cung trong khu vực.
Trung tâm nghiên cứu Kasikorn ở Thái Lan cho biết giá phân bón cao kỷ lục đang gây khó khăn cho nông dân nước này và việc bón ít chất dinh dưỡng cho cây trồng sẽ làm giảm năng suất vào thời điểm nhu cầu ở nước ngoài tăng cao.
Philippines cũng dự kiến sản lượng lúa trong năm nay sẽ giảm do phân bón đắt hơn.
Chính phủ nước này lo lắng về lạm phát lương thực tăng cao, bao gồm cả giá gạo, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, những người chi khoảng 16% thu nhập cho gạo.
Trung Quốc, quốc gia trồng lúa lớn nhất, đã cảnh báo tỷ lệ sâu bệnh cao hơn trong vụ mùa năm nay, trong đó một số tỉnh của nước này báo cáo về tình trạng diện tích bị ảnh hưởng tăng gần 10%.
Ông Subramanian thuộc tổ chức The Rice Trader nhấn mạnh: “Nhìn vào tình hình hiện tại, Ấn Độ đang đóng vai trò quyết định giá gạo do nước này xuất khẩu lượng lớn mặt hàng này.”./.
Tác giả: Ngọc Thúy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Truy cập chợ nguyên liệu toàn quốc
- Công ty https://printbina.com/
- giá in hộp giấy
- Phú Khang chuyên cung cấp Quạt hút công nghiệp
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy