Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 37.911 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Chi tiết 37.911 người được tiêm tại 16 tỉnh/TP trong các ngày từ 8-23/3 như sau:
- Tỉnh Hải Dương: 17.248 người
- TP. Hà Nội: 6.827 người
- TP. Hải Phòng: 472 người
- Tỉnh Hưng Yên: 2.665 người
- Tỉnh Bắc Ninh: 2.653 người
- Tỉnh Bắc Giang: 2.941 người
- Tỉnh Hòa Bình: 887 người
- Tỉnh Hà Giang: 217 người
- Tỉnh Điện Biên: 391 người
- TP. Đà Nẵng: 117 người
- Tỉnh Khánh Hòa: 105 người
- Tỉnh Gia Lai: 670 người
- TP. Hồ Chí Minh: 926 người
- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 87 người
- Tỉnh Bình Dương: 1.228 người
- Tỉnh Long An: 244 người.
Trong tuần này, dự kiến các tỉnh Quảng Ninh, Tây Ninh, Đồng Tháp sẽ bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19.
Nhiều quốc gia châu Á đang đẩy nhanh việc triển khai vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca sau khi nhiều cơ quan, tổ chức tuyên bố vắc xin này an toàn và khuyến các cáo quốc gia tiếp tục tiêm vắc xin AstraZeneca. Đến nay chưa có bằng chứng cho thấy vắc xin này có liên quan đến tình trạng cục máu đông.
Sau một thời gian ngắn tạm ngừng sử dụng, nhiều quốc gia châu Âu đã tiếp tục tiêm vắc xin AstraZeneca trong các chương trình tiêm chủng, đặc biệt là sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu – EMA- cho biết vắc xin an toàn. Bên cạnh đó, có thêm nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia tiêm vắc xin AstraZeneca nhằm củng cố niềm tin của người dân vào vắc xin.
Vắc xin AstraZeneca là một trong những loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được phát triển và tung ra thị trường với số lượng lớn, nó được coi là mũi nhọn chính trong các chương trình tiêm chủng ở hầu hết các nước đang phát triển.
Cơ quan quản lý Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cũng đã tuyên bố vắc xin này có hiệu quả và không liên quan đến việc gia tăng nguy cơ đông máu nói chung.
Mặc dù một số quốc gia châu Âu còn nghi ngại vắc xin nhưng nhiều nước châu Á đang phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin AstraZeneca nhằm chấm dứt đại dịch. Nó đang đang được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng ở Australia, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ…. Một số quốc gia có thể phải đối mặt với các vấn đề về thiếu nguồn cung.
Tính từ 18h ngày 23/3 đến 6h ngày 24/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Cả nước hiện vẫn có 2.576 bệnh nhân COVID-19, trong đó có tổng cộng 1.601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước.
Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 724 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
Đến hôm nay, 10 tỉnh, thành phố đã qua 39 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TPHCM.
Tác giả: Hà Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy