Giá vàng đang là tâm điểm trên thị trường khi không ngừng biến động trong thời gian gần đây, liên tục lập kỷ lục mới. Đặc biệt, ngày 10/5/2024, giá vàng SJC đã vọt lên mức giá cao nhất lịch sử là 92,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra và niêm yết ở mức 90,1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào.
Trước đà tăng mạnh của giá vàng, các công ty kinh doanh vàng liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Theo đó, kết thúc quý I/2024, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), doanh nghiệp 12 năm độc quyền vàng miếng ghi nhận doanh thu thuần đạt trên 28.408 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước với phần lớn doanh thu là từ hoạt động kinh doanh vàng, doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm tỉ trọng không đáng kể.
Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của SJC cũng tăng 4,7% so với cùng kỳ lên 18.109 tỷ đồng kéo khoản lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của SJC giảm 3% so với năm trước xuống còn 241,6 tỷ đồng.
Trong kỳ, SJC đã được hoàn nhập hơn 10 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư, đồng thời, công ty cũng tiết giảm chi phí bán hàng 2 tỷ đồng xuống còn 52 tỷ đồng.
Kết quả, dù chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 90 tỷ đồng năm trước lên gần 115 tỷ đồng, SJC vẫn báo lãi trước thuế 87,5 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng 24% lên 61 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản lãi này vẫn rất khiêm tốn so với mức doanh thu khủng hơn 28.000 tỷ đồng của công ty.
Năm 2024, SJC đề ra mục tiêu doanh thu 30.145 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 92,7 tỷ đồng và 70,2 tỷ đồng. Công ty cũng đặt ra mục tiêu sản lượng vàng miếng đạt 31.692 lượng và tiêu thụ 444.912 món nữ trang.
CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần đạt 12.703 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán trong quý của PNJ cũng tăng tới 32% so với cùng kỳ năm trước khiến lợi nhuận gộp giảm 13% xuống còn 2.149 tỷ đồng. Kết quả, công ty báo lãi sau thuế đạt 738 tỷ đồng, giảm 1,4% so với cùng kỳ, giảm nhẹ so với mức kỷ lục cùng kỳ năm 2023.
Về hoạt động kinh doanh của từng kênh, doanh thu trang sức bán lẻ trong 3 tháng đầu năm 2024 của PNJ tăng 12,1% so với cùng kỳ nhờ ra nhiều bộ sưu tập phù hợp với thị hiếu khách hàng, triển khai nhiều chiến dịch marketing và chương trình bán hàng hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng mới và tăng cường tỉ lệ khách hàng cũ quay lại.
Tương tự, doanh thu trang sức bán sỉ trong quý I/2024 cũng tăng 7,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt, doanh thu vàng 24K tăng mạnh 66,3% so với cùng kỳ do khách hàng giao dịch nhiều và thu hút nhiều khách hàng mới mua các sản phẩm Tài Lộc, 24K.
Biên lợi nhuận gộp trung bình quý I năm 2024 đạt 17,1%, giảm so với mức 19,4% cùng kỳ năm 2023 do sự thay đổi cơ cấu hàng bán, sự biến động giá nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác. Tổng chi phí hoạt động tăng 28,7% do chi phí bán hàng tăng tỉ lệ với doanh thu.
Năm 2024 vừa qua, PNJ đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần dự kiến đạt 37.147 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 2.089 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện gần 34% kế hoạch doanh thu và hơn 35% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.
CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng vừa có báo cáo định kỳ về tình hình tài chính năm 2023 gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với lợi nhuận sau thuế đạt 491,3 tỷ đồng. Tính bình quân mỗi ngày, DOJI thu về khoản lãi hơn 1,3 tỷ đồng.
Dù vậy, khoản lãi này đã giảm hơn một nửa so với mức lãi khủng hơn 1.016 tỷ đồng của tập đoàn này trong năm 2022. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của DOJI theo đó cũng giảm xuống còn 7,5%.
Đáng nói, trong năm 2023, khi giá vàng ghi nhận đà tăng mạnh. Giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mức 70-74 triệu đồng/lượng vào cuối năm. Trong khi đầu năm mới chỉ ở mức 66,6-67,6 triệu đồng/lượng, DOJI lại ghi nhận lợi nhuận đi lùi.
Tại thời điểm cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của DOJI đạt 6.745 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2022. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng từ 1,95 lần năm trước lên 2,35 lần, tương đương gần 15.900 tỷ đồng tổng dư nợ. Đáng chú ý, hết năm 2023, Tập đoàn đã sạch dư nợ trái phiếu.
Những ngày vừa qua, trước tình trạng giá vàng trên thị trường liên tục neo cao. Chính phủ và các cơ quan quản lý đã liên tục có những chỉ đạo sát sao về quản lý thị trường vàng. Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành liên quan về công tác quản lý thị trường vàng. Theo đó, về việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cử các cán bộ có năng lực, am hiểu thực tế tham gia Đoàn thanh tra liên ngành. Phó Thủ tướng yêu cầu NHNN chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra. |
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy