Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, toàn ngành đã nỗ lực hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, thời gian gần đây còn có một số cá nhân vi phạm quy trình, quy chế của ngành, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng dẫn đến bị khởi tố bị can, bắt tạm giam gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của ngành (như tại Cục Hải quan Nghệ An, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh).
Trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan
Vì vậy, để kịp thời cảnh báo, chấn chỉnh chung và tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, kịp thời phát hiện, xử lý đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm, Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính và của ngành Hải quan về phòng, chống tiêu cực tham nhũng, đạo đức công vụ, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong thực thi công vụ.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc Quy chế trực ban trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định cố 2189/QĐ-TCHQ ngày 29/7/2019 và Công văn số 3669/TCHQ-VP ngày 6/9/2022 về việc chấn chỉnh việc thực hiện Quy chế trực ban trong ngành hải quan nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác trực ban, công tác quản lý hải quan, phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay công tác kiểm tra, phúc tập hồ sơ (đặc biệt tại các Chi cục Hải quan) để đảm bảo quy trình, thủ tục được thực hiện theo đúng quy định; tránh để tình trạng vi phạm mang tính hệ thống, kéo dài làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, của ngành.
Qua công tác kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị cần xem xét, xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với những trường hợp vi phạm theo thẩm quyền (nếu có).
Mặt khác, Tổng cục Hải quan yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ cấp Tổng cục, cấp Cục, nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất những địa bàn, khâu nghiệp vụ nhạy cảm, dễ phát sinh vi phạm. Đối với các trường hợp có khuyết điểm, vi phạm phải xử lý nghiêm minh, đúng quy định, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm.
Văn bản của Tổng cục Hải quan nhấn mạnh: "Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng cục tại văn bản này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan nếu để xảy ra vi phạm tại đơn vị mình".
Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, từ những vi phạm của cá nhân, đơn vị nêu trên, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ: Tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm, tồn tại, thiếu sót (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, chỉ đạo sử dụng các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hiệu quả, đúng quy định; kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng để đảm bảo các trang thiết bị được vận hành liên tục, không bị gián đoạn...
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy