Theo đó, một khu phức hợp mới tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được xây dựng và bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2024, giúp tăng khả năng sản xuất bao bì giấy của họ thêm 370.000 tấn/năm.
Tổng vốn đầu tư được ước tính khoảng 8.133 tỷ đồng (xấp xỉ 11,8 tỷ baht) bao gồm chi phí cho máy móc, công trình dân dụng, đất đai,…Nhà đầu tư đang thực hiện quá trình đánh giá tác động đến môi trường (EIA) cho dự án.
Đầu mối chịu trách nhiệm triển khai và vận hành dự án nêu trên là công ty TNHH Giấy Kraft Vina được thành lập tại Bình Dương từ năm 2009.
Đây là liên doanh giữa công ty TNHH Siam Kraft Industry thuộc SCGP góp 70% vốn và công ty TNHH Rengo Nhật Bản góp 30%, chuyên sản xuất giấy bao bì, với tổng công suất sản xuất 500.000 tấn/năm.
Tổ hợp mới ở Vĩnh Phúc đi vào hoạt động sẽ giúp tăng khả năng sản xuất của họ lên 870.000 tấn giấy bao bì mỗi năm.
Trong giai đoạn 2021-2024, nhu cầu tiêu thụ giấy bao bì và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam được ước tính duy trì mức tăng trưởng hàng năm từ 6-7% (theo Frost & Sullivan).
Ông Wichan Jitpukdee, giám đốc điều hành SCGP đánh giá, Việt Nam là địa điểm sản xuất, xuất khẩu quan trọng trong khu vực và cũng là điểm thu hút lớn cho các công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường.
Với các khoản đầu tư đều đặn vào Việt Nam, vị này ước tính doanh thu bán hàng năm nay của công ty sẽ vượt mức 15 tỷ baht (bao gồm cả doanh thu từ các thương vụ M&A gần đây), bất chấp sự bùng phát đại dịch Covid-19.
Người lao động làm việc trong nhà máy của Bao bì Biên Hòa - doanh nghiệp do công ty con của SCG đã thâu tóm vào cuối năm 2020 (Ảnh: SVI).
Tập đoàn SCG nằm trong nhóm các nhà đầu tư nước ngoài có mặt sớm nhất tại Việt Nam ngay sau khi Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi có hiệu lực từ năm 1992.
Trong bài phỏng vấn trên AsiaNikkeiReview đăng đầu tháng 4/2021, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn SCG cho biết, ở thời điểm hiện tại, họ đánh giá Việt Nam là thị trường ưu tiên hàng đầu của mình trong những năm tới.
Xếp sau đó là Indonesia cùng thương vụ gần nhất diễn ra vào giữa tháng 8/2021 khi mua lại 75% của Intan Group.
Với mảng bao bì, SCG tham gia thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước trước khi bắt đầu tăng tốc từ nửa cuối năm 2020 và ưa chuộng hình thức mở rộng quy mô thông qua M&A.
Năm 2015, SCG đầu tư vào Công ty Bao bì Tín Thành (Batico) và gần đây chi 2.070 tỷ đồng (89 triệu USD) để sở hữu 94% vốn Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa.
Trước đó, "gã khồng lồ" này đã nắm cổ phần chi phối tại Nhựa Bình Minh; 100% vốn Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam; lượng lớn cổ phần tại Prime Group, Liên doanh bao bì Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái.
Hồi tháng 6/2018, SCG còn ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) trong Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (Dự án Long Sơn, có sản phẩm chủ yếu là nhựa PP), tăng vốn sở hữu từ 71% lên 100%, với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD.
SCG dự tính doanh thu từ các thị trường Đông Nam Á (trừ Thái Lan) sẽ tiếp tục tăng và chiếm khoảng 35% trong tổng doanh thu, thay vì còn ở mức 26% như hiện tại.
Tác giả: Hồng Phúc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy