Tin liên quan
Ngày 28/6, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã ký ban hành Quyết định số 1355 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng. Với nục tiêu góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, các phần việc được nêu và phân công cụ thể cho từng đơn vị trong từng thời kỳ.
Theo đó, NHNN sẽ cho nghiên cứu, xây dựng Bộ chỉ số an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro hệ thống; Hoàn thành mô hình Xếp hạng tín dụng khách hàng vay doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế; Phấn đấu thu thập thông tin đầu vào từ ít nhất 01 đơn vị cung ứng dịch vụ công (điện, nước, viễn thông,...); Hoàn thiện quy trình đăng ký tín dụng khách hàng vay; Hoàn thành Đề án chuyển chức năng thanh toán Trái phiếu Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước.
NHNN cũng yêu cầu rà soát, xây dựng và hoàn thành phương án đơn giản hóa các TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN, đảm bảo cắt giảm tối đa 10% chi phí tuân thủ TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
Triển khai, thực hiện các TTHC đã được nâng cấp theo hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, bao gồm: các TTHC về chữ ký số, chứng thư số, tham gia hệ thống điện tử liên ngân hàng, cấp mã ngân hàng và các TTHC về vay, trả nợ nước ngoài. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Triển khai, thực hiện Trang điện tử về quản lý vay, trả nợ nước ngoài. Tuyên truyền việc sử dụng Trang điện tử đến các doanh nghiệp nhằm cải cách việc thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động vay, trả nợ nước ngoài.
Triển khai thực hiện kết nối Hải quan một cửa trong giai đoạn 2016-2018 đối với thủ tục hành chính “chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép”.
Đối với các tổ chức tín dụng, NHNN yêu cầu hoàn thành việc chuẩn hóa các quy trình nội bộ cung cấp sản phẩm dịch vụ, trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của nhân viên, lãnh đạo, thời gian giải quyết... từ khi tiếp nhận yêu cầu đến khi phê duyệt; Công khai thủ tục, mẫu biểu đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (bao gồm: hồ sơ, số lượng tài liệu, thời gian giải quyết, các yêu cầu, điều kiện, các mẫu biểu hồ sơ...) trên trang tin điện tử của tổ chức; Có hình thức thông báo cho khách hàng về việc tiếp nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết hoặc việc hoàn thiện hồ sơ đối với các sản phẩm tín dụng; Xây dựng, ban hành kế hoạch đơn giản hóa các thủ tục cho vay, cung cấp dịch vụ và lộ trình rà soát, cắt giảm các loại phí không hợp lý cho cá nhân, doanh nghiệp trong giai đoạn 2016-2017.
Năm 2017, NHNN cũng yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN phát triển hoạt động đăng ký tín dụng trên toàn quốc; Tăng cường cung cấp thông tin tín dụng trực tiếp cho khách hàng vay; Nâng cấp mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng thể nhân dựa trên các thông tin thu thập từ đơn vị ngoài ngành
Đặc biệt, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức phải xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành để có biện pháp phòng chống tội phạm ngân hàng, tăng cường bảo mật cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; có cơ chế liên thông giữa doanh nghiệp, TCTD và các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để thực hiện dịch vụ thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước; Hoàn thành việc áp dụng theo hình thức một cửa đối với các dịch vụ như gửi tiết kiệm, quy trình dịch vụ chuyển tiền, kiều hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền mặt và các dịch vụ phi tín dụng khác.
Giai đoạn năm 2018-2020, cần triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN trong giai đoạn 2018-2020 đối với thủ tục hành chính “Cấp giấy phép thu ngoại tệ tiền mặt từ xuất khẩu sang Campuchia”, tiếp tục nâng cấp quản lý cải cách thủ tục hành chính trong nghiệp vụ ngoại hối.
Các TTHC có tần suất thực hiện thường xuyên được quy định theo hình thức hậu kiểm, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong các giao dịch hành chính với NHNN. Phấn đấu tỷ lệ mức độ hài lòng của tổ chức, công dân về giải quyết TTHC của NHNN đạt trên 80% vào năm 2020.
Triển khai Đề án chuyển chức năng thanh toán chứng khoán từ ngân hàng thương mại về Ngân hàng Nhà nước; Duy trì chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam trong nhóm 30 nước đứng đầu theo đánh giá của World Bank. Phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ của Việt Nam.
Hình thành các mô hình kinh doanh năng động, hiện đại trên nền tảng ứng dụng CNTT, kết nối online với khách hàng, nhà đầu tư, có khả năng tư vấn, phê duyệt qua mạng điện tử đối với các sản phẩm tín dụng, phi tín dụng; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng danh mục đầu tư, qua đó hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Các TCTD có các loại hình dịch vụ hiện đại với số lượng, hình thức, chất lượng tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế, ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trong bản kế hoạch ngoài phân công các phần việc rõ ràng, NHNN cũng yêu cầu các đơn vị định kỳ tổng hợp, xây dựng báo cáo trình Thống đốc về tiến độ, kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý về thực hiện Kế hoạch hành động để báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Văn phòng Chính phủ) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 hàng quý và ngày 15 tháng 12 hàng năm; kịp thời phát hiện, đề xuất với Thống đốc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. |
Nên đọc
Theo SBV, Tiền phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy