Bộ Tài chính: Hạn chế can thiệp kỹ thuật vào thị trường chứng khoán
Sẽ xem xét điều chỉnh biên độ dao động giá, tạm ngừng giao dịch nếu cần thiết
Theo Bộ Tài chính, chính phủ và các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới cho rằng, giải phát kỹ thuật can thiệp vào TTCK không giúp ngăn đà giảm giá của thị trường, mà còn ảnh hưởng tới lòng tin của giới đầu tư.
Chính vì vậy, các nước chưa có bất kỳ động thái can thiệp kỹ thuật. Thay vào đó, sự khẳng định duy trò hoạt động thông suốt, an toàn và minh bạch của TTCK trong giai đoạn dịch là ưu tiên hàng đầu.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cho biết, quan điểm điều hành của Bộ với TTCK hiện nay là phải đảm bảo thị trường hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, minh bạch, tôn trọng quy luật quan hệ cung cầu, hạn chế tối đa can thiệp hành chính và kỹ thuật vào thị trường.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có thể xem xét áp dụng các giải pháp kỹ thuật, bao gồm điều chỉnh biên độ dao động giá, tạm ngừng giao dịch (đóng cửa thị trường).
Được biết, giải pháp điều chỉnh biên độ dao động giá từng được áp dụng trong các giai đoạn biến động của TTCK, gần đây nhất là đợt khủng hoảng tài chính năm 2008. Việc siết biên có tác dụng như giải pháp "cấp cứu" thị trường, nhằm chặn ngay đà giảm giá. Nhưng hiệu quả không lâu, chỉ mang tính ngắn hạn và không có tác dụng trong việc chặn xu thế giảm điểm của thị trường.
Đối với giải pháp tạm ngừng giao dịch, theo Bộ Tài chính, đó là giải pháp mang tính cực đoan, chỉ áp dụng trong trường hợp rất đặc biệt. Đơn cử như Bộ Tài chính đã cho phép ngừng giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trong ngày 23 - 23/1/2018 do sự cố về hệ thống giao dịch.
Kéo dài hiệu lực thi hành miễn, giảm giá các loại dịch vụ chứng khoán
Nhằm hỗ trợ TTCK trước tác động của dịch Covid-19, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 14/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018, theo hướng giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với 15 loại dịch vụ chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), có hiệu lực từ 19/3/2020 đến hết 31/8/2020.
Nguyên tắc giảm giá dịch vụ được thực hiện theo hướng đánh giá các dịch vụ có phạm vi tác động rộng trên toàn thị trường, các loại giá dịch vụ tác động trực tiếp tới tổ chức phát hành, nhà đầu tư. Đồng thời, phải xét tới khía cạnh cân đối giữa lợi ích của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp dịch vụ (2 Sở Giao dịch Chứng khoán và VSD).
Theo kiến nghị của VFCA về kéo dài thời hạn hỗ trợ giá dịch vụ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 70/2020 ngày 17/7/2020, nhằm kéo dài hiệu lực thi hành của Thông tư số 14/2020 đến hết ngày 30/6/2021.
Thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo thêm nguồn cổ phiếu
Theo kiến nghị của VFCA về việc thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước để tạo thêm nguồn cung cho TTCK, Bộ Tài chính cho biết, vấn đề thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đang rất được Chính phủ, Thủ tướng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đặt ra.
Theo các quyết định được ban hành trước đó, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ thực hiện cổ phần hóa tại 128 doanh nghiệp, thoái vốn tại 348 doanh nghiệp. Nhưng đến tháng 5/2020, mới có 36/128 doanh nghiệp được cổ phần hóa (đạt 28% kế hoạch) và 99/348 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn (đạt 28% kế hoạch).
Một trong những nguyên nhân chính khiến tiến độ thực hiện bị chậm chễ, là do diễn biến khó lường của dịch bệnh đã làm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của xã hội bị đình trệ. Khiến việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gặp khó khăn. Dự báo, việc triển khai theo kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đến cuối năm nay là khó khả thi.
Giải pháp kế tiếp được VFCA nêu ra là yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa phải thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch để tạo thêm nguồn cung cho TTCK.
Về việc niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính đã có kiến nghị các giải pháp thúc đẩy hoạt động này với Thủ tướng, trong Báo cáo Thủ tướng Chỉnh phủ số 10340 ngày 4/9/2019.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã có động thái xử lý vi phạm quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, theo yêu cầu tại văn bản số 10327 ngày 12/11/2019 của Văn phòng Chính phủ.
Đến nay, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài Chính đã ra quyết định xử phạt đối với 42 doanh nghiệp và nhắc nhở 23 trường hợp.
Triển khai các cơ chế mới nhằm thúc đẩy thanh khoản của TTCK
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, quy định đối với việc thanh toán cho giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về đã có trong Thông tư 203/2015 ngày 21/12/2015 và được kế thừa trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư này.
Về hệ thống, chức năng giao dịch trong ngày và thanh toán chứng khoán chờ về đã được tích hợp vào chức năng của hệ thống công nghệ thông tin mới do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc triển khai (hệ thống KRX) và sẽ được áp dụng sau khi hệ thống mới đi vào vận hành, dự kiến cuối năm 2020.
Hệ thống KRX đã mở rộng thêm một số tính năng vay, cho vay chứng khoán mới bao gồm cho vay với mục đích thương mại bên cạnh vay hỗ trợ thanh toán, hỗ trợ giao dịch ETF như hiện nay.
Việc triển khai các hoạt động vay, cho vay mới so với quy định hiện nay sẽ được VSD áp dụng sau khi có hướng dẫn thực hiện của cơ quan quản lý và phù hợp với phạm vi chức năng hệ thống KRX sau khi đi vào hoạt động.
Hiện nay, Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán nhà nước) đang nghiên cứu quy định về cơ chế hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán cơ sở theo mô hình CCP trong quá trình hoàn thiện dự thảo các văn bản pháp lý liên quan như Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán 2019, Thông tư thay thế Thông tư 05/2015.
Bên cạnh đó, các yêu cầu chức năng liên quan đến mô hình thanh toán CCP cũng đã được đưa ra trong khuôn khổ hệ thống KRX. Trên cơ sở đó, khi hệ thống KRX đi vào hoạt động, việc bù trừ thanh toán theo mô hình đối tác trung tâm cho thị trường cơ sở sẽ được triển khai, đồng bộ về mặt tính năng hệ thống và cơ sở pháp lý.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy