Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa chính thức công bố thông tin bầu ông Võ Thanh Hà - thành viên Hội đồng quản trị giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018- 2023 kể từ ngày 1/3.
Ông Võ Thanh Hà cũng đồng thời trở thành người đại diện pháp luật của Vinafood 2, thay thế cho ông Nguyễn Ngọc Nam.
Ngoài ra, ông Nguyễn Tuấn Vinh và ông Trần Vĩnh Thanh được ĐHĐCĐ bầu vào Ban Kiểm soát; trong đó ông Vinh giữ chức vụ Trưởng Ban kiểm soát.
Chỉ trước đó mấy ngày, công ty này cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Nam giữ chức Phó chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Thị Hoài làm Tổng giám đốc công ty kể từ ngày 1/3.
Ông Võ Thanh Hà làm Chủ tịch HĐQT và là người đại diện pháp luật của Vinafood 2 kể từ ngày 1/3
Ông Võ Thanh Hà sinh năm 1974, từng là Phó Chánh văn phòng, kiêm Thư ký Bộ trưởng dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Tháng 2/2015, ông Hà được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Bộ Công Thương.
Tháng 10/2015, Bộ Công Thương trao quyết định uỷ quyền làm đại diện của 23% vốn nhà nước tại Sabeco cho ông Võ Thanh Hà, đồng thời bổ nhiệm ông Hà làm Chủ tịch Sabeco. Sau khi Sabeco về tay người Thái, ông Hà không còn là Chủ tịch Sabeco.
Sau khi miễn nhiệm, ông Hà trở thành Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) và Tổ trưởng Tổ đại diện vốn nhà nước tại Vinafood II với tỷ lệ sở hữu 20% vốn điều lệ, tương ứng 100 triệu cổ phần.
Ban lãnh đạo Vinafood II cho biết, nhân sự mới có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh 5 năm tới và thống nhất trong HĐQT trước khi trình cổ đông tại phiên họp thường niên sắp tới.
Trước mắt, công ty bổ sung 4 ngành nghề gồm kinh doanh bất động sản, quản lý bãi đỗ phương tiện đường bộ, đại lý kinh doanh và bán lẻ xăng dầu… để khai thác tiềm năng có sẵn.
Ðược cổ phần hóa và chính thức chuyển thành công ty cổ phần vào tháng 10/2018 sau khi chuyển nhượng 25% cổ phần cho Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, nhưng cuối năm 2018, Vinafood II vẫn chìm ngập trong thua lỗ.
Năm ngoái, công ty lỗ sau thuế 160 tỷ đồng và nâng lỗ luỹ kế lên gần 2.000 tỷ đồng. Nếu không có biện pháp khắc phục, công ty đối diện nguy cơ làm mất vốn của cổ đông và nhà nước. Nhiều cổ đông đề nghị ban lãnh đạo có chiến lược cụ thể, công bố muộn nhất vào cuối tháng 4, với mục tiêu giảm lỗ hoặc hoà vốn trong năm nay và bắt đầu có lãi từ năm sau.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy