Ngân hàng nhà nước đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, ngày 18/4 và thời gian góp ý là đến 18/6.
Dự thảo đưa ra nhiều quy định hạn chế đối với ví điện tử và những quy định này được cho là hạn chế phương tiện trung gian thanh toán sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tác động tiêu cực cho sự phát triển chung của thương mại điện tử và nền kinh tế số Việt Nam.
Cụ thể, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN về trung gian thanh toán và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng, trong đó Ngân hàng Nhà nước dự kiến đưa ra các hạn chế đối với phương thức giải ngân của công ty tài chính, hạn chế người dùng chỉ được mở 1 ví điện tử tại một tổ chức cung ứng dịch vụ, không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày. Hay yêu cầu người dùng phải khai báo lại trong khi đã có thông tin định danh theo tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước quy định hạn chế việc các công ty giải ngân trực tiếp cho người vay, dẫn đến quan ngại làm giảm hiểu quả các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi nạn tín dụng đen mà Chính phủ đang chỉ đạo.
Theo các chuyên gia, song song lợi ích thiết thực thì những nội dung trên nếu được ban hành cũng sẽ dẫn đến một số thách thức như cản trở việc thực hiện phát triển kinh tế số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Trong khi thời gian qua, Chính phủ có chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, nghiên cứu cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện có hơn 9 triệu tài khoản ví đã đăng ký trên toàn quốc, trong đó 4,2 triệu ví có liên kết tài khoản ngân hàng. Do đó, ước tính chi phí phát sinh để thực hiện yêu cầu định danh của Ngân hàng Nhà nước ít nhất sẽ vượt quá 1.200 tỷ đồng.
Trong bối cảnh này, chính sách quản lý đối với các hoạt động thanh toán như vay tiêu dùng, ví điện tử… đang nhận được sự quan tâm của chuyên gia, doanh nghiệp và xã hội. Song song đó, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 30/5, các đại biểu cũng đã đưa ra kiến nghị về các giải pháp thực thi chính sách tài chính, tiền tệ, trong đó đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét lại một số quy định về thanh toán đưa vào thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, là làm sao xây dựng được cơ chế chính sách liên thông để đơn giản cho khách hàng, thông thoáng, tiện lợi và an toàn là tiền đề cho thương mại điện tử tăng nhanh tại thị trường Việt Nam.
Theo VietNamPlus
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy