Tổng hợp từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 27 ngân hàng, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng đều ghi nhận tăng trưởng. Năm 2022, có đến 17 đơn vị quy mô tài sản tăng trên 10%.
Theo đó, tổng tài sản của các đơn vị này đến hết quý IV vào khoảng 12,77 triệu tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm.
Các ngân hàng quốc doanh dẫn đầu bảng xếp hạng tài sản với BIDV tiếp tục là quán quân toàn hệ thống, có tổng tài sản đạt hơn 2,12 triệu tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Với quy mô tài sản tăng 20% và là nhà băng duy nhất hiện tại có tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng.
Kế đến là Vietcombank và VietinBank với tổng tài sản tính đến cuối năm 2022 đều đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28% và 18% so với năm trước. Theo đó, Vietcombank đạt 1,81 triệu tỷ đồng và VietinBank đạt 1,8 triệu tỷ đồng.
Ở nhóm ngân hàng tư nhân, MB đang dẫn đầu về tổng tài sản, với 728.000 tỷ đồng, tăng 20%. Kế đến là Techcombank với 699.000 tỷ đồng, tăng mạnh 23%.
2 ngân hàng khác có tổng tài sản trên 600.000 tỷ đồng là VPBank với 631.000 tỷ đồng và ACB đạt 608.000 tỷ đồng, đều tăng trưởng 15% so với năm trước.
Ngoài các ngân hàng trên, 10 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất còn bao gồm SHB, HDBank và VIB. Mức tăng trưởng tài sản của các nhà băng này từ 9-11%.
Hiện tại, một “ông lớn” ngân hàng khác là Agribank vẫn chưa công bố Báo cáo tài chính quý IV/2022. Tuy nhiên, tính đến cuối quý II/2022, tổng tài sản của Agribank đạt 1,77 triệu tỷ đồng.
Mức tăng trưởng tổng tài sản cao nhất thuộc về Vietcombank với 28%, kế đến là Techcombank tăng 23%, NCB tăng 22%, PGBank tăng 21%, MB và BIDV đều tăng 20%.
Ngoài ra, về vốn chủ sở hữu, tính đến cuối năm 2022, có 5 ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100.000 tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất với 135.789 tỷ đồng, tiếp theo là Techcombank với 113.424 tỷ đồng, VietinBank với 108.304 tỷ đồng, BIDV là 104.205 tỷ đồng, VPBank có 103.516 tỷ đồng.
Về vốn điều lệ, năm 2022, VPBank vươn lên trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống sau khi thực hiện phương án tăng vốn được ĐHĐCĐ tăng qua.
Các ngân hàng có vốn điều lệ cao tiếp theo lần lượt là BIDV 50.585 tỷ đồng, VietinBank 48.057 tỷ đồng, Vietcombank 47.325 tỷ đồng, MB 45.339 tỷ đồng, Techcombank, SHB trên 30.000 tỷ đồng và ACB, HDBank, VIB với cùng vốn điều lệ trên 20.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thứ hạng vốn điều lệ trong năm 2023 của các ngân hàng sẽ tiếp tục thay đổi. Theo đó, mới đây, Vietcombank vừa dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng.
Nếu thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ đồng lên hơn 75.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.
Tác giả: Lê Thanh Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy