Đồng tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại Bắc Kinh của Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cùng với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đưa ra lời kêu gọi nhanh chóng phát triển công nghệ blockchain, việc triển khai sử dụng thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số là ví dụ điển hình nhất cho thấy tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia lãnh đạo về tiền tệ kỹ thuật số.
Cùng với đó, tờ báo nhà nước Trung Quốc Nhật báo cũng tuyên bố rằng "hệ thống tiền tệ kỹ thuật số của nước này cung cấp sự thay thế có tính chức năng đối với hệ thống thanh toán bằng đồng USD".
Về mặt tích cực, giới chuyên gia cho rằng đồng tiền này có thể bảo vệ Trung Quốc khỏi những đồng tiền số như bitcoin hay Libra (đồng tiền số do Facebook dự định phát hành) - đồng tiền được thiết kế và kiểm soát bởi những người khác. Ngoài ra, đồng CBDC cũng giúp Trung Quốc giảm khoảng cách sử dụng đồng nhân dân tệ so với đồng USD, qua đó đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.
Một lợi ích lớn nữa mà đồng tiền điện tử mang lại là làm tăng tốc độ giao dịch. Trong năm 2018, nhu cầu thanh toán của các ngân hàng Trung Quốc là 92.000 giao dịch (GD)/giây.
Tốc độ này vượt xa mức bitcoin có thể hỗ trợ. Ngay cả đồng Libra cũng chỉ đạt 1.000 GD/giây, Paypal đạt 40.000 GD/giây. Trong khi đó, theo nhận định của PBoC, tốc độ giao dịch của đồng CBDC có thể đạt 220.000 GD/giây.
Có một điểm quan trọng không kém, đó là để làm lung lay vị thế thống trị của đồng USD, Bắc Kinh cần phải chiếm lấy ngôi đầu về công nghệ của “Thung lũng Silicon”. Điều này giải thích cho việc Trung Quốc nhanh chóng đưa đồng tiền điện tử nhân dân tệ vào thử nghiệm.
Một nửa số tiền trợ cấp đi lại trong tháng 5/2020 cho các nhân viên công chức làm việc tại thành phố Tô Châu của Trung Quốc sẽ được thanh toán bằng tiền kỹ thuật số (hay còn gọi là DCEP).
Trong khi đó, kế hoạch thí điểm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số triển khai ở Xiong'an - một thành phố vệ tinh của Bắc Kinh đã được áp dụng tại các cửa hàng cà phê, thức ăn nhanh, các cửa hàng bán lẻ, nhà hát và nhà sách. Các cuộc thử nghiệm khác cũng đang được thực hiện tại các thành phố Thành Đô và Thâm Quyến.
Thông qua các nền tảng dịch vụ Alipay và WeChat Pay, khoảng 80% người Trung Quốc sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các khoản thanh toán, một tỷ lệ cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tại quốc gia Đông Bắc Á, CBDC được cung cấp bởi 4 ngân hàng thuộc sở hữu lớn nhất, do đó đối với người dân, việc sử dụng đồng tiền này sẽ không khác biệt nhiều so với sử dụng các đồng tiền thông thường.
Theo nhận định của ngân hàng Goldman Sachs, sự đón nhận của người dân đối với CBDC có thể diễn ra thuận lợi hơn trong thời điểm hiện tại bởi những lo lắng về khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua các giao dịch tiền mặt. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nêu lên một số nhược điểm của CBDC, như việc đe dọa đến quyền riêng tư thông tin tài chính của người sử dụng.
Trái với tính phi tập trung của blockchain, danh tính và thông tin của người dùng có thể sẽ được gắn với các ví điện tử riêng lẻ và điều này tạo ra cơ hội thông tin cá nhân bị xâm nhập. Ngoài ra, liệu đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc sẽ hoạt động như thế nào trong các giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới, bởi đây là nơi đan xen nhiều quy định của nhiều quốc gia khác nhau.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy