Dòng sự kiện:
Soi hơn 46.600 tỉ đồng trích lập dự phòng của các ngân hàng
13/11/2018 11:03:01
Trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng luôn là đề tài tranh luận sôi nổi trong giới tài chính. Một số ngân hàng coi đây là 'gánh nặng', ăn mòn lợi nhuận; một số lại xem đây là 'của để dành'.

Hơn 46 nghìn tỉ đồng chi phí dự phòng của 23 ngân hàng trong nước

Thống kê báo cáo tài chính của 23 ngân hàng cho thấy 9 tháng đầu năm 2018, tổng tổng chi phí dự phòng rủi ro lên đến 46.616 tỉ đồng, bằng 42,6% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tăng 18,5% so với cùng kì năm 2017.

Riêng ba “ông lớn” trong ngành là BIDV, VietinBank và Vietcombank có chi phí trích lập dự phòng hơn 27.690 tỉ đồng, lớn hơn tổng trích lập của các ngân hàng còn lại.

Mức trích lập dự phòng của các ngân hàng tại thời điểm 30/9/2018 (đơn vị: tỉ đồng)

Trong đó, BIDV tiếp tục đứng đầu về chi trích lập dự phòng với gần 14.366 tỉ đồng, bằng 66% thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa cứ 10 đồng lợi nhuận tạo ra thì ngân hàng phải dùng tới gần 7 đồng để trích lập dự phòng. Tương tự, Vietcombank và VietinBank dành lần lượt 30% và 52% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh để tăng quỹ dự phòng rủi ro.

Không chỉ các “ông lớn” nêu trên, một số ngân hàng tư nhân cũng gia tăng trích lập dự phòng thời gian qua, thậm chí có ngân hàng còn trích tới 70% lợi nhuận cho chi phí dự phòng như MaritimeBank (74%) và VietABank (72%)...

-9 tháng 20189 tháng 2017
Ngân hàngChi phí dự phòng rủi ro (tỉ đồng)Lợi nhuận thuần từ HĐKD (tỉ đồng)chi phí dự phòng/LN thuần (%)Chi phí dự phòng rủi ro (tỉ đồng)Lợi nhuận thuần từ HĐKD (tỉ đồng)chi phí dự phòng/LN thuần (%)
BIDV14.36621.62066,4%11.88717.44268,2%
VietinBank8.33015.92652,3%6.66313.89548,0%
VPBank8.19414.31957,2%5.62011.25649,9%
Vietcombank4.99816.68130,0%4.50712.44136,2%
MBBank2.2918.30627,6%1.9365.93832,6%
Techcombank1.7879.56118,7%2.5367.37634,4%
Sacombank1.1782.49347,3%2251.25018,0%
Maritimebank8161.10573,8%4461.03443,1%
ACB6605.43712,1%1.4913.49542,7%
HDBank6423.52618,2%7532.66528,2%
SeABank54595357,2%44567366,1%
VIB4692.19021,4%4891.11243,9%
TPBank4422.05621,5%4431.24935,4%
VietABank35949772,1%17929660,3%
LienvietpostBank3521.36625,7%4741.90724,8%
ABBank3401.04732,4%50499450,7%
Bac A Bank23681728,8%29978038,3%
PGBank18332756,1%20534160,1%
SaigonBank15828056,5%7030123,3%
VietCapitalBank14428750,1%428351,0%
VietBank8038120,9%148716,0%
KienlongBank242479,9%5524722,4%
NCB2411121,3%5610851,4%

Tỷ trọng chi phí dự phòng/LN thuần từ HĐKD của các ngân hàng tại thời điểm 30/9

Chi phí trích lập dự phòng là “gánh nặng” hay “của để dành” của các ngân hàng

Bản chất của chi phí trích lập dự phòng rủi ro (trong đó, phần lớn là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng) là một chi phí không chi bằng tiền mặt của ngân hàng và chỉ đơn thuần được tạo lập bởi một nghiệp vụ kế toán. Vì thế dòng tiền của ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi chi phí này.

Mục tiêu của các khoản dự phòng là chuẩn bị cho các khoản vay có vấn đề. Đồng thời chi phí dự phòng sẽ được khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, chi phí này tăng đồng nghĩa qui mô lợi nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống, thuế phải nộp sẽ ít đi.

Mặt khác, trích lập dự phòng rủi ro là một khoản chi phí bắt buộc theo quy định của các ngân hàng nhằm xử lý nợ xấu. Và xử lý nợ xấu từ dự phòng là phương án khả thi nhất bởi nó là tiền thật của chính ngân hàng chứ không phải dồn vào "một cái kho" mang tên VAMC.

Khi ngân hàng xử lý được khoản nợ xấu (thu hồi được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ), số tiền trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập vào dự phòng hoặc hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Do đó, nếu các ngân hàng cố trích lập dự phòng nhiều để "giấu lãi" thì sớm hay muộn khoản chi phí này cũng sẽ quay trở lại và làm tăng lợi nhuận tính thuế trong tương lai.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa các ngân hàng sẽ tăng trích lập để lẩn tránh thuế vì thông thường tổ chức kinh doanh nào cũng mong muốn được báo cáo kết quả kinh doanh tích cực, tiêu biểu nhất là con số lợi nhuận. Lợi nhuận khả quan sẽ mang đến niềm tin của cổ đông, kỳ vọng vào cổ phiếu của nhà đầu tư.

Dưới góc độ của các nhà đầu tư và cổ đông các ngân hàng, rõ ràng trích lập dự phòng rủi ro là một "gánh nặng", vì trích càng nhiều thì lợi nhuận càng "teo tóp" thì không còn lại gì để chia cổ tức. Cùng với đó, lợi nhuận trên báo cáo suy giảm thì trong ngắn hạn, sức hấp dẫn của cổ phiếu nhà băng đó cũng sẽ giảm theo.

Còn về phía nhà quản lí, trích lập dự phòng là một tấm “đệm” để phòng ngừa rủi ro và là công cụ hữu hiệu để xử lí khi xảy ra nợ xấu. Mặt khác, nếu ngân hàng xử lý được khoản nợ xấu, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập hoặc hạch toán trở lại vào thu nhập bất thường. Do đó, chi phí trích lập không phải là tiền bị mất đi mà nó là một dạng tài sản để dành cho tương lai.

Dự phòng làm tăng khả năng "phòng thủ" nợ xấu ngân hàng

Quay trở lại với thực tế trích lập dự phòng của các ngân hàng thời gian qua, BIDV được nhắc đến khá nhiều khi luôn giữ ngôi quán quân về chi phí dự phòng rủi ro.

Tuy nhiên, nếu đánh giá trên tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Số dư dự phòng/Nợ xấu) thì tỉ lệ này của BIDV ở mức 87%, thấp hơn rất nhiều so với hai "ông lớn" còn lại là VietinBank (130%) và Vietcombank (155%).

BIDV trích lập dự phòng cụ thể hơn 12.606 tỉ đồng nhưng cũng sử dụng hơn 10.000 tỉ đồng để xử lý các khoản nợ xấu trong 9 tháng đầu năm 2018

Điều này cho thấy, khả năng phòng thủ nợ xấu của BIDV vẫn yếu so với các ngân hàng tương đương. BIDV trích lập nhiều nhưng cũng sử dụng nhiều dự phòng rủi ro để xử lí nợ xấu. Do đó, khả năng hoàn nhập chi phí dự phòng trong tương lai của ngân hàng này sẽ không nhiều.

Như vậy, đối với BIDV trích lập dự phòng mang tính chất là một “gánh nặng” bắt buộc phải chi của ngân hàng nhiều hơn tính chất của một “tài sản để dành”. Và điều này dường như cũng đúng với VPBank và Sacombank bởi những nhà băng này cũng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu khá thấp.

Tỉ lệ bao phủ nợ xấu của một số ngân hàng tại thời điểm 30/9

Ngược lại đối với Vietcombank, VietinBank và những ngân hàng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao đồng nghĩa khả năng được hoàn nhập chi phí dự phòng của các ngân hàng này cũng cao hơn nhiều.

Đơn cử như trường hợp của Vietcombank, ngân hàng này có tỷ lệ bao phủ nợ xấu 155%, có nghĩa là cứ 100 đồng nợ xấu thì ngân hàng đã trích đến 155 đồng dự phòng. Giả sử Vietcombank dùng số dư trích lập dự phòng để xử lý ngay toàn bộ nợ xấu (đưa nợ xấu về 0 đồng) thì ngân hàng vẫn còn thừa để hoàn nhập dự phòng và lợi nhuận có thể tăng thêm hàng nghìn tỉ đồng.

Về phía các ngân hàng ngoài quốc doanh, ACB có khá nhiều "của để dành" . Tính đến 30/9, số dư dự phòng rủi ro lên tới gần 2.400 tỉ đồng, trong khi tổng nợ nhóm 3 - 5 là 1.850 tỉ đồng, tương ứng với tỉ lệ trích lập tới 130%, cao thứ hai trong số hơn 20 nngân hàng người viết thống kê (sau Vietcombank).

Hơn nữa, với những ngân hàng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở mức trên 100%, hầu hết là ngân hàng đã tất toán hoàn toàn nợ xấu với VAMC. Do đó, cứ mỗi đồng nợ xấu được thu hồi, ngân hàng sẽ ghi nhận toàn bộ là lợi nhuận khác.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến